Vào những năm cuối thế kỷ XIX, hình ảnh những ngôi nhà được lát gạch-bông-việt xi măng luôn được xếp vào dạng “sang chảnh”. Thời bấy giờ, hầu như chỉ có nhà phố hay các gia đình có điều kiện kinh tế cao mới dùng gạch bông lát sàn. Vậy gạch bông du nhập vào nước ta từ bao giờ và như thế nào?

Gạch lát sàn là một loại vật liệu trang trí nội thất khá phổ biến. Những viên gạch lát sàn sáng bóng với nhiều hoa văn, màu sắc đa dạng mang đến sự sang trọng và tinh tế cho ngôi nhà của chúng ta. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của ngành vật liệu xây dựng và trang trí giúp người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn về gạch lát sàn từ hoa văn đến chất liệu. Tuy nhiên, trước khi gạch men, gạch nung được “ra đời”, thì gạch bông xi măng mới chính là “nữ hoàng” trong lĩnh vực trang trí nội thất.

Câu chuyện lịch sử về gạch bông xi măng :
Vào năm 1850, vùng Viviers của nước Pháp xinh đẹp - nơi tập hợp những nhà máy xi măng đầu tiên cũng chính là điểm khởi nguồn cho sự ra đời của một loại vật liệu trang trí nội thất độc đáo: gạch bông xi măng. Những sản phẩm gạch bông đầu tiên được làm hoàn toàn bằng tay với sự “trợ giúp” của máy ép vận hành bằng hơi nước. Đặc tính của loại gạch này là độ bền và tính thẩm mỹ cao.

“Câu chuyện” về các viên gạch bông với màu sắc rực rỡ, hoa văn bắt mắt, tinh tế đã nhanh chóng được lan rộng và trở nên phổ biến khắp Châu Âu. Hàng loạt xưởng sản xuất gạch bông được ra đời tại Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,… đến Châu Mỹ La tinh. Tại mỗi quốc gia, màu sắc và hoa văn trên gạch bông lại được “biến tấu” theo những cách thức, hình dạng khác nhau, mang đậm nét văn hóa bản địa. Theo đó, các quốc gia thời bấy giờ như Ấn Độ hay Italia đều rất tự hào về sản phẩm gạch bông tại quê hương mình.


Gạch bông xi măng với hoa văn tinh tế, trang nhã tạo nên phong cách trang trí độc đáo, sang trọng

Mãi đến năm 1920, gạch bông xi măng vẫn là sự lựa chọn “tối thượng” trong tất các công trình xây dựng, trang trí. Tại Châu Âu, các công trình sang trọng và đẳng cấp như cung điện, lâu đài, dinh thự, tòa nhà chính phủ,… đều sử dụng gạch bông để trang trí. Từ giữa những năm 1950, gạch bông dần mất vị thế vào các loại gạch lát sàn mới như gạch nung hay gạch men. Tuy nhiên, sự tao nhã, tinh tế và bền chắc của gạch bông là điều mà không bất kỳ loại gạch lát sàn nào hiện nay có thể thay thế được.

Hành trình du nhập và phát triển của gạch bông xi măng ở Việt Nam:

Từ cuối thế kỷ 19, gạch bông xi măng đã “theo chân” người Pháp vào Việt Nam. Thời bấy giờ, rất nhiều những công trình như khách sạn, nhà ở, tòa nhà văn phòng xây dựng theo kiến trúc Pháp đều dùng gạch bông xi măng để trang trí. Theo đó, hình ảnh những viên gạch bông xi măng màu sắc rực rỡ, hoa văn đối xứng đẹp mắt đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của không ít người Việt.

Cũng như người Pháp, gạch bông xi măng được người Việt rất yêu thích và ưa chuộng. Trào lưu “nhà nhà dùng gạch bông” nhanh chóng được phổ biến ở nước ta lúc bấy giờ. Bên cạnh sự đa dạng về mẫu mã và màu sắc, thì độ bền cao, vệ sinh dễ dàng là những ưu điểm gạch bông xi măng “hấp dẫn” người Việt. Đặc biệt, người Việt rất ưa chuộng loại gạch bông truyền thống được làm bằng tay. Ở đó, mỗi viên gạch bông là quá trình lao động và sáng tạo tuyệt vời của những người thợ.

Từ năm 1990, sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng đã cho ra mắt nhiều loại gạch lát sàn mới như gạch nung, gạch men, đá hoa cương,…. Vì thế, gạch bông xi măng cũng dần bị “thất sủng”. Hiện nay, rất ít công trình nhà ở sử dụng gạch bông xi măng để lát sàn. Tuy nhiên, không vì thế mà gạch bông xi măng trở nên “tuyệt chủng”. Chính sự độc đáo cùng nét đẹp tinh tế, trang nhã, sự bền bỉ cùng thời gian, gạch bông xi măng vẫn âm thầm “tồn tại” và “hiện diện” trong rất nhiều những công trình xây dựng mang phong cách kiến trúc xưa như quán cà phê, nhà hàng,….


Gạch bông xi măng hiện nay được trang trí tại các nhà hàng, quán cà phê theo phong cách kiến trúc xưa

Xem thêm tại: http://gachbongviet.com/

Có thể nói, sự ra đời và phát triển của gạch bông xi măng đã minh chứng một điều rằng những vẻ đẹp thanh tao, giản dị nhưng tinh tế và trang nhã vẫn luôn có sức sống mạnh mẽ với thời gian, bấp chấp sự “cạnh tranh” khốc liệt của công nghệ hiện đại.