Hiện nay, để tăng tính thẩm mỹ và tạo ấn tượng cho ngôi nhà, nhiều gia đình chọn gach lat nen nhà cửa. Nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với từng không gian nhà bạn mà bạn cần phải biết cách chọn gạch ốp lát nhà cửa.


1. Phòng khách

Phòng khách có thể lát nhiều khổ gạch, màu xử lý phong phú kết hợp các tông tương phản như giữa sắc đậm, nhạt với nhau vì đây là không gian tạo ấn tuợng. Bạn có thể điểm xuyết thêm họa tiết bằng gạch viền, tạo hình vuông, tròn, mảng nhấn toàn nền phòng hay ở giữa với gạch cùng chất liệu hoặc kết hợp với các chất liệu khác như gỗ, gốm…

2. Phòng sinh hoạt chung

Phòng sinh hoạt chung của cả gia đình, bạn nên lựa chọn màu sắc tương đồng như phòng ăn nhưng có thể linh hoạt, biến cách một chút để làm tăng sự ấm cúng. Phần công trình phụ đã có các loại gạch chuyên dụng với độ nhám sần cao chống trượt.

3. Khu công trình phụ

Phần công trình phụ đã có các loại gạch chuyên dụng với độ nhám sần cao chống trượt. Tương tự như vậy, sân thượng, ban công tránh dùng gạch láng. Còn nếu bạn muốn dùng gạch nung cho không gian ngoài trời, lưu ý nên để mạch vữa to, đủ sức bám chắc và chống thấm tốt hơn.

4. Khu vực sân vườn

Với khu vực sân vườn, bạn có thể lát những loại gạch tự nhiên, thô mộc hơn dạng nhà biệt thự như đá chẻ, gạch đinh xếp đứng, bê tông sỏi hay đơn giản chỉ là những mảnh gốm xếp tạo hình trên nền xi măng.

5. Phòng ăn

Đối với phòng ăn, bạn có thể chọn màu nhạt hơn cho cảm giác bình yên, ngon miệng, và nếu có điểm xuyết hoa văn thì nên chọn màu sắc đơn giản, dịu, không mang tính tương phản mạnh.

6. Đối với nhà phố có diện tích không quá rộng

Bạn nên chọn gạch trơn nhẵn. Về màu sắc của gạch, bạn nên chọn tông màu sáng làm chủ đạo. Có thể dùng màu sẫm, nhưng chỉ ở phần bao khung.

7. Đối với nhà biệt thự hay nhà có diện tích rộng rãi

Có thể dùng các loại gạch đa dạng hơn như các loại gạch thô mộc, có bề mặt nhám sần sùi hoặc đá tự nhiên… Kích cỡ viên gạch được lựa chọn vì thế cũng linh hoạt hơn.

Xem thêm: gach op tuong, keo dan gach