Mua nhà chung cư trả góp còn có rất nhiều vấn đề đáng đễ xem xét kỹ lưỡng phòng trường hợp thiệt thòi thuộc về người mua nhà. Vậy làm sao để không bị lừa khi mua chung cư trả góp? Câu trả lời ở ngay bên dưới.

>>> Xem thêm: mua nhà chung cư trả góp tphcm

>>> Xem thêm: q7 saigon riverside complex đào trí

>>> Xem thêm: văn phòng officetel chung cư


Hiểu rõ thông tin về dự án sắp mua

Thông tin là thứ vô cùng cần thiết bất kể bạn mua nhà chung cư trả góp hay mua nhà bằng tiền mặt thanh toán một lần. Những thông tin cần tìm hiểu như thế nào là mua nhà chung cư trả góp, chủ đầu tư dự án là ai, cơ quan nào giám sát, ngân hàng nào bảo lãnh, hợp đồng có tính pháp lý tới đâu. Khi bạn càng nắm rõ các thông tin này thì tỷ lệ bị lừa đảo hay dính bẫy những chủ đầu tư không uy tín là rất thấp.

Thế nào là mua nhà chung cư trả góp?

Mua chung cư trả góp là không cần phải thanh toán 100% giá trị căn nhà tại thời điểm mua mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ cho người mua vay khoảng 70% giá trị căn nhà bằng cách thế chấp chính căn nhà định mua hoặc dùng tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Số tiền vay gốc và lãi vay sẽ được trả dần theo thời gian thanh toán cùng với mức lãi suất do hai bên cho vay và đi vay thỏa thuận.

Nên chọn mua nhà của chủ đầu tư có năng lực

Rất nhiều tin bài trên báo Pháp luật TP.HCM chỉ ra hiện tượng một số chủ đầu tư làm ăn mất uy tín, bán 1 căn hộ chung cư cho nhiều khách hàng. Đến khi mọi việc vỡ lỡ thì người chịu thiệt không ai khác chính là người mua nhà. Do đó, điều đầu tiên cần làm khi mua nhà chung cư trả góp chính là chọn nhà của chủ đầu tư uy tín, tìm hiểu kỹ lịch sử hoạt động của họ, những dự án họ đã bàn giao cho khách hàng. Đặc biệt, mua nhà trả góp phải đọc kỹ hợp đồng và chú ý hầu hết tất cả các hợp đồng đều quy định rất rõ ràng nghĩa vụ thanh toán tiền cho chủ đầu tư nhưng phần còn lại là nghĩa vụ bàn giao nhà đúng tiến độ vô cùng sơ xài, hãy chắc chắn hợp đồng có những điều khoản rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của 2 bên bán – mua, nếu thanh toán tiền theo từng đợt thì dự án cũng phải hoàn thành theo đúng số tiền khách hàng đã thanh toán. Và nhà đầu tư có năng lực, họ thực hiện rất tốt những cam kết này.

Cần có cơ quan giám sát

Nếu như một chủ đầu tư đã mở bán dự án, thu hút nhiều khách hàng nhưng họ xây dựng giữa chừng rồi bỏ thì thiệt thòi là người mua phải lãnh đủ. Do đó, luôn phải có một cơ quan giám sát tất cả hoạt động của chủ đầu tư đối với từng dự án. Hiện nay, luật pháp quy định dự án do UBND quận/huyện hoặc UBND tỉnh/thành phố phê duyệt, do đó, đáng lẽ cơ quan này phải lập ra một ban chuyên trách đôn đốc, giám sát quá trình thi công dự án, việc đó sẽ thuộc về Sở hoặc Phòng TN&MT. Tuy nhiên, chưa có chế tài chặt chẽ về quản lý giao dịch mua – bán dự án, chưa bắt buộc chủ đầu tư công khai thông tin tiến độ dự án,… nên người mua nhà vẫn thiệt hơn chủ đầu tư. Do đó, một cán bộ Sở xây dựng TP.HCM cho biết, khi có bất cứ dấu hiệu lừa đảo nào trong giao dịch mua nhà trả góp, người dân cần khởi kiện ra Toàn án hoặc Công an nhân dân để bảo vệ quyền lợi của mình.

Hợp đồng mua bán

“Bút sa gà chết” chưa bao giờ là sai trong bất cứ giao dịch nào có hợp đồng. Trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng mua nhà bạn nên xem xét kỹ lưỡng các điều khoản quy định trong hợp đồng mua nhà. Giá cả và thời gian thanh toán phải được quy định rõ ràng, cụ thể. Tránh để phát sinh thêm các chi phí không hợp lý cũng như những mốc thời gian thanh toán không phù hợp với khả năng tài chính hiện tại của bạn. Bạn cũng có thể yêu cầu thay đổi một số điều khoản hoặc thêm bớt những điều khoản nào đó cho hợp lý với cả 2 bên, tránh thiệt thòi về mình. Và tốt nhất, là hợp đồng mua bán có tham vấn pháp lý của luật sư.

Phải có bảo lãnh của ngân hàng

Sắp tới đây, người mua nhà chung cư có thể yên tâm hơn phần nào vì sẽ có quy định mới bắt buộc tất cả chủ đầu tư phải chấp hành – dự án phải có ngân hàng bảo lãnh. Có nghĩa là, đối với những dự án sẽ hình thành trong tương lai, chủ đầu tư buộc phải chứng minh năng lực tài chính bằng cách đóng đúng số tiền bán mỗi căn hộ vào ngân hàng bảo lãnh. Ví dụ: Căn hộ đã bán có giá 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư phải đóng số tiền này vào ngân hàng để nếu xảy ra rủi ro phải tạm ngừng thi công thì ngân hàng sẽ giải ngân, lấy tiền đó đền bù cho người mua. Do đó, từ thời điểm quy định này có hiệu lực, người mua nhà phải nắm thông tin này và yêu cầu phía chủ đầu tư công khai ngân hàng bảo lãnh.