Chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh, một nhân cách lớn tiêu biểu cho nhà văn hóa, lãnh tụ đại diện cho phong trào yêu nước năm 1945. Khi đến Côn Đảo, chắc hẳn rất nhiều du khách đã được người dân kể về câu chuyện của chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh có tinh thần chiến đấu kiên cường.

Sống giản dị, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc ngay cả khi bị giặc giam trong nhà tù Côn Đảo là những đức tính tốt của anh bộ đội cụ Hồ – Nguyễn An Ninh.
I. Chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh cùng hoạt động cách mạng
Nguyễn An Ninh sinh ngày 15/9/1990 tại Cần Giuộc, Hồ Chí Minh. Sinh ra trong một gia đình trí thức, có lòng yêu nước nồng nàn. Chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh đã sớm tham gia vào các hoạt động cách mạng vào năm 1923. Nguyễn An Ninh đã lấy ngòi bút làm vũ khí để chống lại bọn thực dân Pháp. Tờ báo La Cloche Fêleé được viết bằng tiếng Pháp của ông được phát hành công khai tại Sài Gòn năm 1923. Đây là vũ khí sắc bén của Nguyễn An Ninh nhằm phê phán quyết liệt chính quyền thực dân Pháp đồng thời giúp truyền bá tư tưởng Cách mạng và chủ nghĩa Mac – Lenin tới nhiều người.
Từ năm 1926 đến năm 1928, Nguyễn An Ninh đã bị thực dân Pháp bắt giam tù 02 lần. Sau đó, năm 1931 ông được ra tù và tiếp tục tham gia hoạt động Cách mạng. Chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh tiếp tục phát hành tờ báo La Lutte (tranh đấu) bằng tiếng Pháp nhằm phục vụ mạnh mẽ cho các hoạt động Cách mạng. Đây là tờ báo có uy tín nhất Sài Gòn và Nam Kỳ lúc bấy giờ.
Chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh có công rất lớn khi phát động thành công phong trào Đông Dương đại hội. Đây là cao trào tạo bước đệm cho thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 sau này.
Xem thêm: Kinh nghiệm đặt vé tàu đi Côn Đảo
II. Chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh tại nhà tù Côn Đảo
Cùng với chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh đã bị thực dân Pháp bắt vào nhà tù Côn Đảo từ năm 1939. Chúng đã đưa ra lý do bắt giam và tra tấn dã man chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh. Tại nhà tù Côn Đảo, nơi thực dân Pháp đã dùng xiềng xích và các hình thức tra tấn tàn khốc nhất đến các chiến sĩ cách mạng.
Với bản lĩnh kiên cường, chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh luôn giữ vững tin thần, động viên các chiến sĩ mãi trung thành với Tổ quốc và nhân dân. Quyết hy sinh để cuộc cách mạng tháng Tám chuẩn bị diễn ra thành công tốt đẹp. Sau đó, ông Nguyễn An Ninh đã hy sinh vào ngày 14/8/1943 ngay trước khi cuộc Cách mạng tháng 8/1945 thành công, giành độc lập nước nhà.
Xem thêm: Chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong – Người chiến sĩ kiên cường
Hàng năm, tại Côn Đảo đón nhận nhiều lượt người tới đây để du lịch, thăm quan và được người dân kể lại sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ. Côn Đảo nổi tiếng thu hút khách đến đế du lịch tâm linh, như nghĩa trang Hàng Dương, thăm mộ bà Võ Thị Sáu, miếu bà Phi Yến, …Các chuyến du lịch tâm linh tại đây không chỉ đơn thuần là thăm quan mà còn chứa đựng giá trị văn hóa cùng tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc to lớn.
Nguồn: http://condaotour.com.vn/tintuc/den-...guyen-an-ninh/