Hàng chục hộ dân sống tại chung cư The Harmona hoang mang cho hay đã từng bị Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn phát thư thông báo thu hồi tài sản đảm bảo trước khi toàn bộ dự án (gần 600 căn) tiếp tục bị nhà băng này doạ siết nợ lần thứ hai.


Cư dân chung cư Harmona bức xúc đòi chủ đầu tư phải làm sổ hồng xong trước 30/6/2016.
Chiều 29/5, tại toà nhà The Harmona đã diễn ra hội nghị nhà chung cư bất thường với sự tham dự của hàng trăm hộ dân sau khi thông tin dự án bị siết nợ lan truyền gây bất an cho cộng đồng 2.000 người. Đại diện của Công ty cổ phần Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình (Tamexim) - chủ đầu tư dự án và lãnh đạo UBND phường 14, quận Tân Bình cùng công an địa phương cũng có mặt tại cuộc họp này.

Bầu không khí tại hội nghị căng thẳng ngay từ những phút đầu tiên. Vấn đề vì sao dự án bị mang đi thế chấp, dẫn đến nhiều lần nhận trát thư siết nợ của ngân hàng trong khi cư dân không hề hay biết, bị đem ra chất vấn gay gắt. Thậm chí hàng chục hộ dân tố cáo chủ đầu tư không những đã thế chấp sổ đỏ cả dự án mà còn bán cùng một căn hộ 2 lần và đem thế chấp.

Chị Chi, sống tại chung cư Harmona cho biết, ngay khi hay tin toà nhà bị siết nợ, chị phát hiện thêm có nhiều căn hộ trước đó đã bị bán 2 lần, có 2 mã số hợp đồng và một trong 2 hợp đồng này đã bị đem đi cầm cố. "Như vậy, có phải chúng tôi đã bị lừa? Đề nghị chủ đầu tư làm rõ mối quan hệ giữa Công ty Thanh Niên và Tamexim", chị đặt câu hỏi và yêu cầu chủ đầu tư phải làm rõ trước toàn thể các hộ dân.

Theo tài liệu thu thập được, có khoảng 40 hộ dân đã nhận thư siết tài sản đảm bảo vào tháng 3/2016, trước khi văn bản cả toà nhà sắp bị siết nợ lan truyền ngày 25/5.

Ông Thái, ngụ tại tầng 3 chung cư Harmona chia sẻ, không đợi đến tháng 5 mà ngay từ 2 tháng trước, gia đình ông đã phải sống trong nỗi hoang mang và tuyệt vọng. Số là căn hộ của ông Thái mua toàn bộ bằng tiền mặt, không hề vay một đồng nào nhưng tháng 3/2016, ông nhận tối hậu thư siết nợ của Ngân hàng BIDV với lý do căn nhà này đã được thế chấp vay nợ.

Không chấp nhận sự việc vô lý này, ông Thái tìm được bằng chứng căn hộ của mình đã từng được bán cho một khách hàng khác có liên quan đến Công ty cổ phần Thanh Niên (đồng chủ đầu tư dự án Harmona) và chính vị khách hàng này đã mang căn nhà đi thế chấp.

Một hộ dân Harmona khác, chị Tuyền, cũng cho hay, căn nhà của chị trị giá hơn 2 tỷ đồng, mua vào cuối năm 2014, đã trả hết tiền cho chủ đầu tư. Thế nhưng, cách đây 2 tháng, chị cũng nằm trong danh sách bị ngân hàng phát thư thông báo siết tài sản đảm bảo. Quá ấm ức, chị Tuyền đã tự lần ra manh mối nhà mình đang ở đã từng được bán cho một người là một cán bộ cấp cao có liên quan đến Công ty Thanh Niên, đồng chủ đầu tư dự án.

"Ông này đã thế chấp căn hộ mà tôi đang ở với một mã số hợp đồng khác. Sau thư thu hồi nhà của tôi hồi tháng 3, đến tháng 5 ngân hàng lại siết nợ cả chung cư. Tôi chẳng hiểu nổi tại sao lại có màn thế chấp tài sản 2 lần như vậy", chị Tuyền bức xúc.

Không chỉ nổi giận vì việc toà nhà bị siết nợ, cư dân Harmona còn yêu cầu chủ đầu tư cam kết rõ thời gian cấp sổ hồng để nhanh chóng xác nhận quyền sở hữu tài sản, tránh cảnh "đêm dài lắm mộng" như 2 tháng qua. Ngoài ra, toàn hội nghị còn buộc chủ đầu tư phải bàn giao 18 tỷ đồng quỹ bảo trì. Ban quản trị sẽ đại diện cư dân quản lý khoản tiền này.

Tuy nhiên, ông Khanh không giải thích được vì sao lại có chuyện chủ đầu tư bán một căn hộ cho 2 khách hàng và thế chấp nhà của khách hàng làm tài sản đảm bảo đến 2 lần.

Về mối quan hệ giữa Công ty Thanh Niên và Tamexim, ông Khanh ấp úng: "Tôi mới về làm nên không rõ sự việc này". Còn quỹ bảo trì, theo vị này, chủ đầu tư sẽ sớm có văn bản bàn giao. Việc chậm bàn giao xuất phát từ khó khăn của chủ đầu tư.

Mãi đến cuối ngày 29/5, Tổng giám đốc Tamexim, Lê Thị Diệu Phú mới có cuộc gặp báo chí. Bà Phú cho biết: "Tôi chỉ có thể trả lời những vấn đề của Tamexim. Việc chúng tôi có thể chắc chắn là khoản nợ vay 240 tỷ đồng sẽ được thanh toán cho BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn vào ngày 15/6 tới. Chúng tôi sẽ nỗ lực tất toán nợ sớm hơn"

Cũng tương tự như cấp dưới của mình (ông Khanh), bà Phú không thể trả lời các câu hỏi vì sao lại có hiện tượng thế chấp tài sản âm thầm mà không cư dân nào hay biết. Kể cả việc đồng chủ đầu tư, Công ty Thanh Niên có dấu hiệu bán trùng căn hộ Harmona và đem thế chấp dự án 2 lần, bà Phú cũng xin khất lại câu trả lời cho lần họp báo sắp tới.

Tổng giám đốc Tamexim cho biết thêm, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của dự án The Harmona được ký năm 2013. Theo đó, Thanh Niên là bên đi vay nợ còn Tamexim là bên thế chấp tài sản.

Tuy nhiên, phần trả lời này của bà Phú bất nhất so với chính cán bộ cấp cao của công ty về thời gian tiến hành thế chấp quyền sử dụng đất dự án Harmona. Cụ thể, ngày 26/5, Phó tổng giám đốc Công ty Tamexim, Vũ Huy Hoàng đã trả lời trong buổi bị triệu hồi làm việc với UBND phường 14, Ban quản trị chung cư rằng, hợp đồng thế chấp tài sản giữa chủ đầu tư với BIDV được ký vào năm 2011.

Thời gian ký hợp đồng thế chấp này là một yếu tố quan trọng để xem xét các hoạt động cầm cố tài sản, bán tài sản, giải chấp tài sản có đúng luật hay không. Sự bất nhất về các mốc thời điểm cho thấy chỉ số minh bạch thông tin của chủ đầu tư không cao. Điều này càng khiến cho các chuyên gia thêm hoài nghi về quy trình thế chấp và kinh doanh dự án Harmona chưa đúng quy định của pháp luật.

Trao đổi với Tổng giám đốc một công ty tư vấn tài chính bất động sản căn hộ giá rẻ phân tích, trường hợp của dự án The Harmona, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã được thế chấp thì khi bán căn hộ, chủ đầu tư buộc phải tiến hành giải chấp (trả lại phần tiền đã vay của căn hộ cho ngân hàng).

"Những trường hợp chủ đầu tư bán cùng một căn hộ cho 2 khách hàng, sau đó dùng một trong hai hợp đồng mua bán này để thế chấp là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu căn hộ du an bella vista bị bán trùng này còn chưa được giải chấp thì có thể cấu thành án hình sự", ông nói.

Vị này nhận định, có một thực tế đầy mâu thuẫn tại thị trường bán nhà hình thành trong tương lai là, khách hàng khi mua buộc phải biết rõ căn hộ hoặc dự án đã thế chấp chưa? Hoặc tài sản đó đã từng được bán cho ai khác hay chưa? Trên thực tế, để buộc các chủ đầu tư và nhà băng tự giác công bố thông tin này là không hề dễ dàng. Thêm vào đó, kiến thức của người mua nhà chưa đủ sâu để nắm rõ các bước cần chuẩn bị. "Hiện nay số lượng doanh nghiệp bán nhà có công bố và báo cáo thông tin đầy đủ cho cơ quan quản lý ngành dọc là không nhiều. Đây chính là thách thức rất lớn dành cho người mua và cũng là điểm yếu của thị trường này", ông nói.

Trước đó, ngày 27/5, Công ty cổ phần Thanh Niên đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM về tình hình quan hệ tín dụng giữa Công ty Thanh Niên và Ngân hàng BIDV - Bắc Sài Gòn.

Theo đó, hợp đồng tín dụng doanh nghiệp khu do thi golden bay ký với nhà băng này là vào ngày 31/12/2013, tổng số tiền vay tối đa 327 tỷ đồng, thời hạn vay 27 tháng kể từ ngày giải ngân. Mục đích vay để thực hiện dự án The Harmona (Tân Bình - vốn đầu tư 886 tỷ đồng). Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Hiện dư nợ của công ty là 244 tỷ đồng.