Thiếu nước sạch là tình trạng xảy ra ở nhiều nói trong cả nước. Hơn nữa nguồn nước sạch đang ngày sụt giảm về số lượng cũng như chất lượng. Cùng Greenhouses Việt Nam điểm lại những nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Nước bị ô nhiễm kim loại nặng

Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. các kim loại nặng gồm có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v… thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản.

Hiện nay nguồn nước đang bị nhiễm kim loại nặng khá trầm trọng, nguyên nhân là do nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu đổ thẳng trực tiếp vào nguồn nước (ao, hồ, sông…) Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.

Nước bị ô nhiễm vi sinh vật

Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.v…

Nước ô nhiễm vi sinh vật khiến các chết hàng loạt

Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v…

Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng.

Nước bị ô nhiễm bới thuốc Bảo vệ Thực vật và Phân bón hóa học

Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các vùng nông nghiệp thâm canh, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Hơn nữa, hiện trạng dễ nhìn nhận là ở vùng nông thôn các rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để phun cho cây trồng không được xử lý đúng quy cách, đang lan tràn ra các kênh mương và các bờ sông ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Đó còn chưa kể đến chỉ vì lợi nhuận của một bộ phận người vô tình hay cố ý đang đang “đầu độc” môi trường, đầu độc nguồn nước hàng ngày, hàng giờ…

Vỏ và chai thuốc bảo vệ thực vật không được xử lý đúng cách

Nguy hiểm hơn là ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi các yếu tố nêu trên lại là ở nông thôn, nơi mà trình độ dân trí còn thấp và chưa được đầu tư đồng đều, đúng mức cho hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt. Bà con thường sử dụng trực tiếp từ nguồn nước giếng đào, thậm chí vào mùa khô còn sử dụng nước mặt (ao hồ, sông suối…) cho nhu cầu nước sinh hoạt. Các bể lọc thường được đầu tư sơ sài, mang tính tự phát, lọc bằng bể cát là chủ yếu. Với phương pháp này chỉ phần nào lọc bỏ được những kim loại nặng còn các độc tố khác, các vi rút và vi khuẩn thì không hề được loại bỏ. Với tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề như hiện nay bà con nên chủ động kiểm tra, xét nghiệm mẫu nguồn nước nơi mình sinh sống, nên đầu tư các thiết bị xử lý nước và lọc nước chuyên dụng. Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm máy lọc nước, và thiết bị xử lý nước đang ngày trở nên thông dụng, giá cả cạnh tranh phù hợp với năng lực tài chính của hầu hết các gia đình.

Đọc thêm :