Bếp từ là dòng bếp hiện đại có nhiều tính năng ưu việt và thiết kế sang trọng, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm thời gian và tính kinh tế cao. Dưới đây là một vài bí quyết sử dụng bếp từ thật “chuẩn” mà vẫn an toàn, tiết kiệm.
Lắp đặt bếp từ đúng cách, an toàn
Do sử dụng công suất điện cao, người dùng bếp từ nên dùng phích cắm chuyên dụng, dung lượng không dưới 15A, dây điện không được nhỏ hơn 2,5 mm vuông. Khi chọn mua bếp, người dùng nên mua các loại bếp có xuất sứ rõ ràng như bếp từ châu Âu, bếp từ Việt Nam,... Nên chọn các hãng có độ uy tín cao như bếp từ Bosch, bếp từ Teka, bếp từ Cata,... để đảm bảo an toàn khi sử dụng.


Nên lắp đặt bếp từ ở nơi bằng phẳng, chỉ nên lót một tờ giấy cứng dưới bếp
Nên lắp đặt bếp từ ở nơi bằng phẳng, chỉ nên lót một tờ giấy cứng dưới bếp. Không đặt bếp dưới thảm vải hoặc kim loại để tránh ngăn cản ống thoát khí, ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt. Vị trí đặt lưng bếp cách xa tường ít nhất 15cm, để cách xa các vật khác ít nhất 5cm. Bếp điện từ không để gần các nơi có lửa, có hơi nước, môi trường sử dụng bếp thường từ 10 độ đến 40 độ C.

Bếp từ chỉ dùng được với nồi đáy phẳng bằng inox nhiễm từ, sắt tráng men, thuỷ tinh có sợi kim loại.


Bếp điện từ không để gần các nơi có lửa, có hơi nước
Khi hoạt động, bề mặt bếp điện từ không sinh nhiệt nhưng đáy nồi lại có nhiệt độ khá cao nên nhanh chóng truyền sang bề mặt bếp. Chị em cần đề phòng bị phỏng nếu vô ý chạm vào mặt bếp, nhất là khi bếp vừa sử dụng xong.

Bếp điện từ phát ra bức xạ sóng điện từ nhưng có cường độ rất thấp, hoàn toàn không gây hại cho người sử dụng. Từ trường của bếp chỉ đủ để gây nhiễu một số thiết bị điện tử để gần nó. Do đó, không nên đặt bếp gần các thiết bị điện tử khác như tivi, đầu đĩa, máy vi tính dễ gây nhiễu sóng cho các thiết bị này.
Dùng loại nồi phù hợp với bếp từ
Do bếp điện từ nóng rất nhanh nên bạn luôn phải sử dụng những dụng cụ nấu nướng có khả năng chịu nhiệt cao. Các loại muỗng gỗ và xẻng xào chịu nhiệt luôn là những chọn lựa phù hợp nhất đối với bếp điện. Nếu dùng muỗng kim loại, chúng sẽ dẫn nhiệt rất nhanh còn những vật dụng bằng nhựa có thể tan chảy. Đồng thời, tránh để muỗng hoặc các dụng cụ khác ở trong xoong, chảo khi đang đun nấu vì phần tay cầm của chúng có thể bị chảy nhựa hoặc cháy.


Bếp từ chỉ dùng được với nồi đáy phẳng bằng inox nhiễm từ, sắt tráng men, thuỷ tinh có sợi kim loại
Khi nấu, cần đặt nồi trong phạm vi bếp hoạt động rồi mới bật nút "On" và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Dùng bếp xong, chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp nhất, sau đó mới nhấn nút "Off". Tránh tăng nhiệt quá mức khi nồi không có thức ăn, nhằm tránh hiện tượng nồi biến dạng khi phải chịu nhiệt độ quá cao hoặc gây vỡ nứt mặt bếp. Không đặt những vật bằng kim loại như dao, nhôm, nắp vung, muỗng, thìa… lên mặt bếp vì chúng có khả năng biến nhiệt.
Bảo quản và vệ sinh bếp từ
Không nên sờ tay vào phạm vi đun của bếp để tránh bị bỏng. Nếu vừa nấu ăn xong thì nên rút dây nguồn, đợi bếp nguội, sau đó dùng vải ướt chấm một ít nước tẩy rửa trung tính để lau chùi mặt bếp. Không rửa bằng các hoá chất mạnh, dầu hoả, bàn chải sắt, dội nước trực tiếp…


Không nên sờ tay vào phạm vi đun của bếp để tránh bị bỏng
Các loại bếp từ có mặt kính cao cấp như kính Schott Ceran (Đức) dày tới 4mm, có khả năng chịu lực và chịu nhiệt lên đến 1.000 độ C, chống sốc nhiệt. Tuy nhiên, người dùng vẫn nên tránh để nước, thức ăn trào xuống mặt bếp và các va đập mạnh trên bề mặt bếp.


Vệ sinh bếp từ đúng cách
Nếu bếp xuất hiện vết nứt vỡ, lập tức tắt nguồn và mang tới trung tâm bảo hành. Bếp điện từ có nhiều hệ thống điện và điện từ bên trong, không nên tự tháo rời các linh kiện ra sửa chữa khi có sự cố.

Thạch Anh