Biện pháp tối ưu để tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng là sử dụng thiết bị cảm biến bật tắt đèn. Sau đây là một vài nguyên tắc lựa chọn và lắp đặt hợp lý sẽ giúp thiết bị điện thông minh phát huy hiệu quả.



Chọn thiết bị phù hợp:

Thiết bị cảm biến bật tắt đèn được chia làm hai loại chủ yếu: Thiết bị cảm biến cường độ ánh sáng và thiết bị cảm biến chuyển động. Việc lựa chọn thiết bị phụ thuộc vào mục đích sử dụng của đèn chiếu sáng và vị trí lắp đặt thiết bị cảm biến.

Thiết bị cảm ứng cường độ ánh sáng:

Tính năng: Khi có sự thay đổi ánh sáng (ban ngày và ban đêm) thì thiết bị cảm biến sẽ tự điều chỉnh để bật, tắt hệ thống đèn và thay đổi cường độ chiếu sáng cho phù hợp.

Dùng để: Lắp đặt cho đèn sân vườn, đèn cao áp và khu vực cổng ra vào.

Lưu ý: Phải lựa chọn thiết bị có khả năng chống ẩm cao và chống được sự thay đổi của thời tiết.


Thiết bị cảm ứng chuyển động:

Tính năng: Khi có chuyển động của con người, thiết bị cảm biến sẽ kích hoạt hệ thống đèn bật sáng và tắt đi sau khi chuyển động dừng lại.

Dùng để: Lắp đặt cho hệ thống đèn chiếu sáng cầu thang, nhà vệ sinh, nhà xe và hệ thống đèn bảo vệ.

Lưu ý: Do mỗi thiết bị có phạm vi hoạt động và khoảng cách cảm biến khác nhau, nên mỗi loại chỉ phù hợp cho một vị trí nhất định.

Khoảng cách cảm biến 2 m: Sử dụng cho cầu thang.

Khoảng cách cảm biến 5 m: Sử dụng cho đèn chiếu sáng trong nhà.

Khoảng cách hiệu lực 10 m: Sử dụng cho hệ thống đèn bảo vệ, báo động…

Với cả 2 loại cảm biến trên, việc sử dụng thiết bị có pin dự phòng là cần thiết. Trong trường hợp mất điện, nếu không có pin dự phòng thì các thông số đã cài đặt: Thời gian bật, tắt, độ sáng, thời gian trễ … có thể sẽ bị thay đổi.


Lưu ý lắp đặt thiết bị:

Thông số bảo vệ của một số sản phẩm cảm biến khá thấp (IP từ 20-25), đặc biệt là phần mắt từ cảm biến nên tránh đặt thiết bị ở vị trí thường xuyên bị va chạm.

Khoảng cách cảm biến của thiết bị không quá 12 m. Lớn hơn khoảng cách này, hoạt động của mắt từ sẽ không đạt hiệu quả.

Với thiết bị cảm biến cường độ ánh sáng, không để chịu ảnh hưởng bởi những nguồn sáng khác vì sẽ làm giảm độ chính xác của mắt cảm biến.

Với thiết bị cảm biến sử dụng tia hồng ngoại, góc quét của mắt cảm biến là 360 độ, cần tránh các vật cản: Kính, gỗ... Nếu góc quét không bao quát được toàn bộ phạm vi hoạt động thì bộ phận cảm biến, điều khiển bật, tắt hoạt động không chính xác.

Với thiết bị cảm biến có trang bị nút bấm điều khiển bằng tay, cần lắp đặt ở vị trí thấp (1,2 -1,5 m) để thao tác, cài đặt thông số khi cần thiết.

Trên đây là một số nguyên tắc để thiết bị chiếu sáng của bạn hoạt động hiệu quả hơn, tự động hóa trong việc điều chỉnh độ sáng, giờ chiếu sáng không những tiết kiệm điện mà còn thuận tiện hơn cho người sử dụng.


Công ty CP Thương mại & Thiết bị TKLighting chúng tôi chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị chiếu sáng với chất lượng và giá cả tốt nhất. Xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty CP Thương mại & Thiết bị TKLighting

Địa chỉ: Số 14, Ngõ 1043, Đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tel: 093 643 68 58 hoặc 094 890 83 33

Email: [email protected]