TỰ LẮP RÁP MÁY TÍNH CHƠI GAME
Làm thế nào để có thể sở hữu được một bộ máy tính chơi game tốt mà không tốn quá nhiều tiền? Tất nhiên, nếu bạn tự đi ra ngoài chọn mua cho mình một máy bộ có thương hiệu đã được lắp ráp sẵn, thì có thể là nó sẽ không đủ mạnh để chơi game, hoặc bạn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn số tiền đã dự định.
I. Chuẩn bị linh kiện.
1. Bo mạch chủ
Trong tất cả các loại linh kiện máy vi tính, mainboard (hay còn được biết đến với tên gọi là bo mạch chủ) được coi như một phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Mainboard được coi là nền tảng và bản mạch chính để lắp ghép các linh kiện cũng như kết nối chúng nhằm giúp cho PC có thể hoạt động.
Một số thương hiệu nổi tiếng bạn có thể lựa chọn là: ASUS, MSI, Gigabtye, AsRock, và EVGA.
Ở đây tôi chọn bo mạch chính là Asus B85-Pro Gamer: 2.400.000đ

2. CPU

Bộ xử lý trung tâm CPU được ví như bộ não của máy tính, xử lý hàng trăm lệnh trên mỗi phút. Có hai công ty nổi tiếng chuyên sản xuất CPU là Intel và AMD. Nhìn chung thì chip Intel nhỉnh hơn so với AMD. Nhưng bù lại, chi phí mua CPU của hãng AMD thì lại rẻ hơn. Tùy vào mục đích của bạn mà có thể chọn loại CPU phù hợp.
CPU Core I5 - 4460 (3.2Hz):4.300.000 đ
3. Thiết bị lưu trữ
Thiết bị lưu trữ dùng để lưu trữ tất cả dữ liệu trên máy tính. Có 2 sự lựa chọn cho bạn: 1 là ổ cứng HD, 2 là ổ cứng SSD. Với ổ cứng HD, chi phí mua rẻ hơn so với ổ cứng SSD. Tuy nhiên so về tốc độ đọc và viết thì ổ cứng SSD vượt trội hơn hẳn.(Tiền nào của đó)
Đối với ổ HDD, thì bạn có thể chọn mua từ các Seagate và Western, còn ổ SDD thì bạn có thể chọn mua từ các hãng Samsung, Toshiba, OCZ, Kingston, Crucial và Intel.
HDD Western Caviar Purple 1TB Sata 3:2.000.000 đ
4. Card đồ họa
Là một loại thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ và thông tin về hình ảnh trong một chiếc máy vi tính. Thành phần quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một card đồ hoạ chính là bộ xử lý đồ hoạ (Graphic Processing Unit – GPU). Phục vụ nhiều vào mục đích đồ họa, chơi game thì nên chọn loại chất lượng. Các hãng sau đây có thể là gợi ý cho sự lựa chọn của bạn: NVIDIA, AMD.
Tầm giá từ 2.500.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ:AMD HD 6750
5. RAM
Ram – bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của RAM là để hệ thống ghi các thay đổi và các thông tin đang được sử dụng (của các chương trình đang chạy). Nếu thiếu RAM, hệ thống sẽ chạy rất ì ạch do phải lưu, xóa thông tin liên tục. Đây là một số hãng gợi ý cho bạn Corsair, Mushkin, Kingston.
DDR3 8GB (1600) ECC Kington KVR16E11/8I: 2.100.000 đ
6. Nguồn
Bộ nguồn là một thiết bị phần cứng quan trọng, cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn hệ thống. Với hàng loạt công nghệ mới chạy đôi hoặc “2 trong 1″ như RAM Dual Channel, đĩa cứng RAID, đồ họa SLI/CrossFire, CPU DualCore… Bộ nguồn càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó quyết định sự ổn định của hệ thống, tuổi thọ của các thiết bị phần cứng khác. Gánh nặng này đã vượt quá khả năng “chịu đựng” của những bộ nguồn không tên tuổi trên thị trường, kể cả những bộ nguồn noname được dán nhãn công suất lên đến “600 – 700W.
Bạn nên tính toán công suất phù hợp cấu hình máy để không phải lãng phí hoặc chọn bộ nguồn không đạt yêu cầu. Một số thương hiệu phổ biến cung cấp nguồn như Seasonic, XFX, Antec, OCZ, Corsair, và Enermax.
Power CM Thunder 500W: 1.100.000 đ
7. Card mạng
Để truy cập Internet, bạn sẽ cần phải cắm trực tiếp cáp Ethernet vào máy tính của bạn, nơi kết nối card mạng với bo mạch chủ, hoặc sử dụng một USB wireless. Tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn.
Card mạng TP-LINK TG-3269 8169 1GB: 250.000 đ
8. Case
Vỏ máy là phần dễ thấy nhất của một hệ thống máy tính và cũng quyết định rất nhiều trong việc những gì và làm sao để cấu thành một chiếc PC hoàn chỉnh.
Case CM - RC K280:900.000 đ
9. Tản nhiệt CPU
Có thể nói quạt cho chip CPU là phương thức làm mát phổ biến nhất. Cách làm này rẻ và không tiêu thụ nhiều điện năng như việc bạn bật vù vù 1 chiếc quạt cây thẳng vào case máy tính của mình.
Tản nhiệt CPU Thermalright True Black Rev.C: 700.000đ
II. lắp ráp
Bước 1: Bắt ốc đệm và lắp chặn main.
Bắt ốc đệm là bước đầu tiên và cực kì quan trọng trong việc lắp ráp máy tính. Nếu thiếu những chiếc ốc này, bo mạch chủ bị tiếp xúc với thành case và rất có khả năng sẽ “ra đi” do chạm mát ngay trong lần đầu bật máy.
Bước 2:Gắn chip xử lý và bôi keo tản nhiệt.
Nếu vừa mua chip xử lý mới coong từ cửa hàng, bạn không cần trét keo vì nhà sản xuất đã bôi sẵn một lớp trên tản nhiệt đi kèm chip.
Bước 3:Lắp tản nhiệt cho chip xử lý.
Các thùng máy giá rẻ đều không khoét lỗ ở phần bắt clip cho tản nhiệt ở phía sau bo mạch chủ, nên nếu trót quên lắp tản nhiệt trước khi gắn bo mạch chủ vào case, bạn cũng sẽ phải… tháo ra lắp lại.
Bước 4: Lắp bo mạch chủ vào thùng máy và bắt ốc.
Phần việc này khá đơn giản và không có gì cần lưu ý. Tuy nhiên, đừng bắt thừa ốc đệm sai vị trí lỗ bắt ốc trên bo mạch chủ.
Bước 5: Nối các dây tín hiệu ngoại vi của thùng máy vào bo mạch chủ.
Các dây này bao gồm dây USB, dây audio (phone + mic) và chùm dây tín hiệu power + reset + power led + HDD led.
Bước 6: Lắp đặt nguồn và đi dây trong khoang giấu dây (nếu có).
Nếu đang sở hữu một thùng máy có khoang giấu dây, hãy tận dụng nó để cho không gian bên trong được thông thoáng. Và nhớ bắt ốc cho bộ nguồn nữa nhé.
Bước 7:Lắp ổ cứng
Bước 8: Cắm RAM và card đồ họa
Bước này được đặt ở áp chót để tránh vướng víu gây sứt vẻ khi thao tác.
Bước 9: Cắm RAM và card đồ họa
Bước này được đặt ở áp chót để tránh vướng víu gây sứt vẻ khi thao tác.
Bước 10: Bó gọn các đoạn dây còn thừa
Bạn có thể bỏ qua nếu… lười