Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 21
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    0

    [Thi ráp máy tính]Dùng cho sinh viên trong trường Đại học Lạc Hồng

    BÀI DỰ THI HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH

    Lời đầu tiên xin chào các bản yêu thích công nghệ, các thành viên của tinhte, cũng như ban Quản trị

    Xin tự giới thiệu, mình là IT trong 1 trường Đại học, vừa rồi có lên cấu hình máy tính cho phòng máy thực hành cho sinh viên, tiện thể mình xin ráp máy cấu hình máy cho mình và chạy test thử, cũng có những bài test khác, sẽ nằm trong video clip.

    I. TIÊU CHÍ ĐỂ RÁP 1 MÁY TÍNH PHÙ HỢP:

    1. Mục tiêu:

    Về ý kiến cá nhân và kinh nghiệm thì cho thấy rằng, để ráp 1 máy tính phù hợp thì cần phải tính đến yếu tố đầu tiên đó là mục đích sử dụng, có nhiều ý kiến cho rằng giá tiền mới là tiêu chí hàng đầu, nhưng theo mình thì ko nên vì như vậy giá tiền sẽ quyết định tất cả, thì sẽ khó ráp được 1 cấu hình máy vừa túi tiền và mục đích sử dụng, mình sẽ cố gắng đưa ra cấu hình máy với số tiền với mục đích sử dụng trong tầm giá tiền có thể.​
    2. Lựa chọn cấu hình máy phù hợp:


    Mục đích sử dụng máy tính của mình là: Vì là dân IT về mảng mạng nên yêu cầu của mình như sau:

    • Các phần mềm giả lập: VMware workstation 9.0, GNS3, Wireshark, Cain…
    • Chơi game: Counter strike 3D, Warcraft III, Starcraft II, xem vài bộ phim HD.
    • Cài thêm để test thêm: 3D Mark 2015, Visual Studio 2013, Photoshop CS 6, SQL Server 2014…
    • Cài đặt các ứng dụng văn phòng khác.
    Với yêu cầu như trên mình xin đưa ra cấu hình máy như sau chưa bao gồm màn hình vì mình tận dụng lại màn hình cũ:





    3. Lý do chọn cấu hình trên:

    • CPU (Bộ vi xử lý): Intel® Core™ i3-4350 - 3.60 GHz SK 1150

    Đây là dòng cpu thế hệ thứ 4 mới nhất của Intel với tần số bộ vi xử lý là 3.6GHz (mã cpu là 4350, mình dựa vào số 4 là dòng thế hệ, còn 350 là mã của CPU tích hợp sẵn card màn hình onboard HD 4600, bộ nhớ đệm thông minh là 4MB…). Tương tự cho các dòng Core i5 và i7. Nếu kinh phí thấp hơn xíu thì bạn có thể chọn dòng Core i3 khác của Intel với tần số bộ vi xử lý thấp hơn(có card onboard HD 4400 và bộ nhớ đệm thông minh là 3MB).

    Giải thích: Trước đây, card màn hình onboard có thể tích hợp trên mainboard, nhưng hiện nay hầu hết được được tích hợp vào CPU góp phần tăng hiệu năng và giảm công suất tiêu thụ điện và lượng nhiệt tỏa ra ít hơn mà vẫn cho hiệu suất tầm trung, mình thấy CPU tích hợp GPU (Graphics Processing Unit) vào đã giết chết các loại card rời tầm thấp và trung của Nvidia và AMD.

    Xem link chi tiết về CPU: http://ark.intel.com/vi/products/774...Cache-3_60-GHz

    Khuyến cáo: Nên xem link chi tiết về CPU ở trang chủ intel thì cho kết quả chính xác nhất, vì mình thấy các trang web bán hàng thường đăng thông tin không chính xác.

    • Mainboard (Bo mạch chủ): ASUS H81M-A





    Hình 1: Mainboard ASUS H81M-A và các cổng hỗ trợ trên main
    Lý do chọn hãng Asus đơn giản vì mình thích thương hiệu Asus, đã sử dụng qua rất nhiều loại của hãng Asus. Mainboard sử dụng chipset Intel H81, có các cổng xuất video HDMI, VGA, DVI, 4 cổng SATA, USB 3.0…. Nói tóm lại là những thứ mình cần là đủ.

    Giải thích: Bạn có thể vào trang Asus để xem các tính năng chi tiết về mainboard này thì sử dụng với CPU thế hệ thứ mấy, với thế hệ thứ 4 thì socket là 1150. Như vậy bạn chỉ cần nhìn vào LGA 1150 là bạn có thể xác định được mainboard này gắn CPU nào, tùy vào đời CPU thì sẽ có mainboard tương ứng. Trên mainboard cũng sẽ cho bạn thấy là mainboard gắn được với RAM thế hệ nào và bus bao nhiêu. Mainboard trên hỗ trợ DDR3, bus RAM từ 1066, 1333, 1600 MHz.

    • Case: COOLER MASTER ELITE 311




    Hình 2: Cấu trúc bên ngoài của thùng máy COOLER MASTER ELITE 311
    Lý do chọn vì hãng Cooler Master đã quá nổi tiếng mà giá cả vừa túi tiền, cái này chọn theo thẩm mĩ thôi, vì yêu cầu của mình không chơi game khủng, không có card đồ họa rời, mà case lại cứng cáp bằng thép, rộng rãi, thoáng mát cho toàn bộ máy, cổng USB, nút nguồn, loa đều nằm phía trên nên thuận tiện. Hầu hết các case hiện này đều gắn vừa cho các mainboard nên các bạn ko cần lo lắng.

    o Xem link chi tiết về case: http://www.coolermaster.com/case/mid-tower/elite-311/

    • HDD (Ổ cứng gắn trong): 120GB Intel SSD Serie 530




    Lý do chọn vì mình không cần lưu trữ nhiều, tốc độ đọc ghi của ổ cứng SSD rất cao (Đọc: 540MB/s, Ghi: 480 MB/s) so với ổ cứng thông thường 190MB/s, như vậy dữ liệu truy xuất nhanh hơn gấp đôi, ổ cứng SSD của Intel chuẩn 2.5 in, gọn nhẹ, bền hơn, lại tỏa nhiệt ít.

    o Xem link chi tiết về ổ cứng:
    http://ark.intel.com/vi/products/756...-6Gbs-20nm-MLC

    • RAM (Bộ nhớ): KINGSTON HYPERX 4GB BUS 1600 DDR3





    Hình 3: Hình dạng của 1 thanh RAM dòng KINGSTON HYPERX có tản nhiệt nhôm
    Lý do chọn RAM trên là vì hãng kingston là hãng nổi tiếng, giá vừa phải, có thể bạn chọn hãng khác cũng được, nhưng các bạn chú ý, mainboard của mình hỗ trợ RAM DDR3, bus RAM từ 1066, 1333 và 1600 Mhz, để tối ưu nhất vậy mình nên chọn max bus RAM luôn là 1600 MHz, và mainboard hỗ trợ 2 khe RAM, mình muốn chạy kênh đôi RAM nên mình chọn 2 thanh 4Gb. Như vậy sẽ tận dụng tối đa sức mạnh của RAM, mình làm việc cả ngày nên mình chọn RAM có tản nhiệt nhôm như vậy RAM sẽ tỏa nhiệt tốt hơn

    o Xem link chi tiết về RAM: http://www.kingston.com/vn/hyperx/memory/fury

    • POWER(Nguồn máy tính): 460W Cooler Master ELITE
    Lý do chọn vì hãng Cooler Master quá nổi tiếng trong thiết kế nguồn và Case, bộ nguồn có thể nói là sương sống của toàn bộ máy tính, vì nếu nguồn không cung cấp đủ điện hoặc điện chập chờn thì máy tính sẽ không làm việc được và gây ra hư hỏng phần cứng khác như: mainboard, RAM, ổ cứng….Vì vậy theo mình nguồn là quan trọng nhất.

    o Xem link chi tiết về nguồn:
    http://www.coolermaster.com/powersup...te-power-460w/

    Giải thích: Làm cách nào để chọn nguồn phù hợp, công suất bao nhiêu cho vừa, khả năng mở rộng thêm card đồ họa rời hay gắn thêm nhiều ổ cứng…

    Có 2 loại nguồn: Nguồn công suất không thực và nguồn công suất thực

    · Nguồn công suất thực là nguồn cung cấp từ trên 70% chỉ số W (Wat) ghi trên bộ nguồn. Ví dụ: Nguồn mình mua là 460W thì công suất đúng là 322W thôi (cách tính trên chỉ tương đối), bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như: Cooler Master, Acbel, Corsair… Nói tóm lại là giá thành càng cao thì công suất nguồn càng cao có thể tải được nhiều thiết bị hơn.

    · Nguồn công suất không thực là nguồn cung cấp không đủ, thậm chí ghi công suất rất cao, nhưng giá tiền rẻ, không đảm bảo cho ổn định toàn bộ hệ thống, các thương hiệu ít được nghe đến.

    Cách tính công suất cho toàn bộ máy tính:

    Ví dụ: Máy mình mua, bộ nguồn của mình là 460W nhưng công suất thực là khoảng 322W, vì mình muốn sau này gắn thêm card màn hình rời nên mua dư ra, với lại nguồn không nên hoạt động hết 100 % công suất, nên dư ra 1 ít đề gắn thêm quạt tản nhiệt, DVD chẳng hạn.
    CPU+Mainboard+Ổ cứng+DVD và Card màn hình nếu có:
    =>54 W(CPU) + 55 W(Main) + 14W(SSD)= 123W​
    Lưu ý: Bạn nên tham khảo các trang liên kết bên trên để biết điện năng tiêu thụ của từng loại thiết bị
    • Keyboard + Mouse: KEYBOARD MITSUMI - MITSUMI SCROLL OPTICAL
    Lý do chọn, xài hàng bình dân, tạm ổn và bền, không cần thiết phải tốt nhất. Chọn thiết bị này tùy vào túi tiền của mỗi cá nhân, với lại nhu cầu sử dụng, game thủ thì có chuột thiết kế riêng, làm đồ họa thì có chuột và bàn phím thiết kế riêng.
    • Tray: Không có thương hiệu
    Lý do chọn vì các case tầm thấp đa số sẽ không có hỗ trợ khe 2.5, mà chỉ có 3.5 cho ổ cứng thông thường, mình muốn đẹp và gọn nên mua thêm tray để gắn vào case cho chắc chắn hơn.

    II. CÁC THAO TÁC RÁP MÁY TÍNH

    1. Gắn nguồn vào thùng máy

    a. Mặt trong thùng máy





    Hình 4: Bộ nguồn sau khi gắn vào case nhìn từ bên trong
    b. Mặt sau thùng máy: Nên vặn đủ 4 con ốc vít để bộ nguồn được chắc chắn







    Hình 5: Bộ nguồn nằm ở phía dưới của case và nhìn từ đằng sau
    2. Gắn mainboard vào thùng máy: Bạn nên lấy main ra và ướm thử vào thùng, xem các chân ốc vít nằm chính xác ở vị trí nào, sau đó siết ốc thôi.







    Hình 6: Mainboard sau khi gắn vào thùng máy
    3. Gắn CPU và RAM vào main:

    a. Gắn CPU: Khi ráp CPU vào mainboard, các bạn để ý là các điểm nhấn trên mainboard thì sẽ không nhầm lẫn được. Như hình bên dưới là cái mấu lồi ra ở 2 bên và trên CPU cũng có 2 cái mấu đó. Sau đó bạn gài chốt khóa lại, cũng tương đối dễ nếu bạn chịu khó quan sát 1 tí thôi.







    Hình 7: Cấu trúc các chân của CPU trên mainboard và 2 mấu vạch đỏ là điểm nhấn






    Hình 8: CPU sau khi đặt chính xác vào main và vẫn có 2 điểm mấu màu đỏ như hình
    b. Gắn RAM:





    Hình 9: Thanh RAM với phần chân bị lõm vào
    Chú ý: Khi gắn RAM thì các bạn để ý cái mấu ở chân RAM, 1 bên dài và 1 bên ngắn, ở trên mainboard, khe chân ram sẽ cũng như vậy, bạn chỉ cần xoay chiều nào cho đúng thanh RAM và đẩy vào khớp
    Sau đó tiếp tục gắn quạt tản nhiệt cho CPU, vì keo tản nhiệt CPU thì đã có sẵn ở đế quạt tản nhiệt, nên bạn không cần quan tâm lắm. Sau đó chúng ta khóa chốt cố định quạt làm mát cho CPU








    Hình 10: Vặn và nhấn cái núm theo hình mũi tên và RAM đã được lắp vào khe RAM
    Chú ý: Vặn các núm theo chiều hình mũi tên trên quạt

    4. Gắn ổ cứng vào Tray và gắn Tray vào case: Các bạn có thể cắm nguồn và cổng SATA vào luôn ổ cứng hoặc gắn ổ cứng vào Case rồi mới cắm nguồn và SATA cũng được, cái nào mà các bạn cảm thấy thuận thì làm trước




    Hình 11: Siết các ốc như hình trên vào Tray





    Hình 12: Tray ổ cứng sau khi gắn vào case và cố định bằng 2 ốc như hình
    5. Gắn các cổng giao tiếp trên main

    a. Cổng SATA ổ cứng trên main






    Hình 13: Cổng SATA màu vàng 6Gb/s trên mainboard
    Chú ý: Trên Mainboard mà ta sử dụng thì có đến 4 cổng SATA, 2 cổng màu đen 3Gb/s và 2 cổng màu vàng 6Gb/s, vì ổ cứng SSD chuẩn 6Gb/s nên mình phải cắm cổng màu vàng thì ổ SSD mới chạy được hết hiệu năng của nó.

    b. Cổng âm thanh và USB phía trước thùng máy: Các bạn nên xem kí hiệu trên cáp thì sẽ biết được dây nào là dây âm thanh, dây nào là dây USB







    Hình 14: Hình trên là dây âm thanh






    Hình 15: Đây là dây của cổng USB






    Hình 16: Đây là cổng USB trên mainboard
    Chú ý: Lại có điểm nhấn, cái ô tô đó là phần chân cắm bị khuyết, do vậy khi cắm cổng này thì bạn nên chú ý ở trên đầu cắm USB cũng bị khuyết chân đó nên bạn dẽ dàng xác định được cắm như thế nào cho đúng. Như hình 16 thì bạn cắm cổng USB910 hay USB1112 cũng được đều như nhau.







    Hình 17: Phần chân bị khuyết trên cổng USB
    Tương tự vậy cho cổng âm thanh, cũng có phần chân bị khuyết đó là điểm nhấn cần thiết.

    c. Các nút Reset, Power, Đèn ổ cứng và đèn Power: Có lẽ đến đây 1 phần nào cũng giúp các bạn thở phào nhẹ nhõm. Nhưng phần này thì hơi rối xíu







    Hình 18: Sau khi cắm xong các rắc cắm






    Hình 19: Cách cắm nút Reset, Power, đèn ổ cứng và đèn Power
    Chú ý: Cổng cắm này thường ký hiệu trên main là F_PANEL, có phần chân bị khuyết, các bạn bỏ phần chân cắm bị khuyết. Trong sách hướng dẫn mainboard cũng có phần chỉ dẫn này nếu bạn chịu khó đọc.

    Số 9: Không cắm(để trống)

    Số 7-5: Nút reset

    Số 3-1: Đèn ổ cứng

    Số 8-6: Nút nguồn

    Số 4-2: Đèn power. Sẽ có 2 cực âm(-) và dương(+), vì đèn của mình là single nên cắm + ra phía ngoài và - ở trong.

    d. Các chân cắm khác







    Hình 20: Chân cắm 4 pin(chân)





    Hình 21: Chân cắm nguồn quạt tản nhiệt CPU




    Hình 22: Chân cắm 24 pin(chân)
    Các bạn yên tâm vì các chân cắm này không thể cắm sai được, vì đã có chuẩn cắm hết, nên mình chỉ cho các bạn thấy như thế nào thôi. Như vậy là hoàn thành rồi nha, đến đây là thở phào được rồi, chuẩn bị cài windows và test máy. Các bạn vui lòng xem video test ở bên dưới.
    P/s: Mình là người giới thiệu phần cứng, còn sếp là người dẫn chương trình.
    III. KẾT LUẬN

    Việc lên cấu hình và lắp ráp 1 cấu hình máy trong khả năng của bạn, ko cần bạn phải biết chuyên sâu về phần cứng, chỉ cần hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản và chịu khó quan sát các thiết bị là bạn sẽ ráp được 1 máy tính cấu hình như ý. Trong bài viết này mình muốn ai cũng có thể làm được. Còn nếu bạn thấy khó về phần lắp ráp thì bạn cũng có thể tự lên cấu hình máy và bạn có thể nhờ nhân viên của công ty đó lắp ráp luôn cho bạn thuận tiện.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    0
    resize lại đi bác >.< mạng chậm load lâu quá

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2014
    Bài viết
    0
    Đã resize rồi nha bạn!Bạn có góp ý gì cho mình chỉnh sửa ko bạn

  4. #4
    Nguồn công suất thực là nguồn cung cấp từ trên 70% chỉ số W (Wat) ghi trên bộ nguồn. Ví dụ: Nguồn mình mua là 460W thì công suất đúng là 322W thôi (cách tính trên chỉ tương đối), bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như: Cooler Master, Acbel, Corsair… Nói tóm lại là giá thành càng cao thì công suất nguồn càng cao có thể tải được nhiều thiết bị hơn.
    Riêng đoạn này sai bét
    1_Bạn hiểu sai về HIỆU SUẤT hoạt động của nguồn
    2_Giá thành càng cao chưa chắc công suất đã càng cao
    mình có thể mua 1 bộ nguồn 550W với giá 990k đồng, nhưng với 990k đồng này mình không thể mua được 1 bộ nguồn Seasonic X400
    Công suất chưa quyết định tất cả, quan trọng nhất là khả năng chống sụt áp và bảo vệ quá dòng, ngoài ra hiệu suất mới là một trong những cái ảnh hưởng nhất đến giá thành

    3_3Dmark 2015 dành cho card VGA sử dụng DirectX 12, hiện nay chưa có card VGA nào hỗ trợ DirectX 12 trên thị trường, mới nhất là 3Dmark 2013
    Ngoài ra, ở mảng chọn phần cứng còn một loạt vấn đề về linh kiện nữa !

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    0
    Ý 1 và 2: Có thể bạn nói đúng, nhưng khi bạn đã tin tưởng 1 nhãn hiệu mà bạn dùng bấy lâu nay, cái này thuộc về cảm quan thôi, chứ thật ra mình cũng ko thể phân tích kĩ về chuyên môn điện , làm sao chống sụt áp và bảo vệ quá dòng, vì thường mình đã có UPS hoặc ổn áp làm chuyện đó rồi, cách trên chỉ giải thích 1 cách đơn giản nhất cho người khác dễ hiểu ý mình nói chứ ko phân tích kĩ về chuyên môn điện.Theo bạn mình nên chỉnh sửa thế nào cho hợp lý
    Ý 3: Mình test ở đây là mở 1 hình 3D bằng 3D Max và mình test tốc độ mở chương trình bạn à. Mình đang cho mọi người so sánh tốc độ ổ cứng thông thường và SSD. Chứ có bao giờ lấy card onboard làm đồ họa bao giờ. Có lẽ bạn ko xem video test của mình

    Vậy mình nên chọn phần cứng như thế nào là hợp lý

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    0
    10 triệu mà chưa có VGA,cục nguồn quá thừa thãi, Antec350 dư sức cân luôn cả dàn giá thành ~430k và chưa nói thêm chi tiết master boot record cho ổ cứng khi mới gắn :v mua cá nhân cho sinh viên ít ai quất con case 810k :V và ổ SSD lại càng phí dung lượng thấp giá thành cao trong thời điểm hiện tại

  7. #7
    Ngày tham gia
    Dec 2014
    Bài viết
    0
    Không biết bạn có đọc bài kĩ ko, vì mình nói sau này sẽ nâng cấp lên card màn hình, cái tư tưởng của người Việt là vậy, sinh viên phải xài máy dỏm, nhân viên phải xài máy ngon, mình thì tư tưởng ngược lại, trường mình chỉ có sinh viên là xài máy tính mà trên máy đó cài vài chục cái phần mềm cho sinh viên thực hành, sau khi cài xong thì máy chậm đi hẳn, dù cũng xài core i3 mà trong cái chậm đó là do truy xuất ổ cứng, nếu mua 500GB thì cũng cài hết gần 100GB dữ liệu thôi, mà dư ra 400GB sau khi cài phần mềm cũng chẳng để làm gì, bỏ trống. Nhưng nếu dùng ổ SSD thì cái chậm đó đã giảm hẳn.Còn cái case thì ko biết tầm nhìn của bạn có giống mình ko, chứ 5 năm nữa đổi máy mới mình vẫn có thể sử dụng lại cái case chắc chắn đó.
    Xin thưa với bạn là vậy, ổ cứng IDE đời trước thì cần master boot, chứ bây giờ thì ko cần master và slave nữa nha bạn

  8. #8
    Ngày tham gia
    Dec 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi greatmen88
    Không biết bạn có đọc bài kĩ ko, vì mình nói sau này sẽ nâng cấp lên card màn hình, cái tư tưởng của người Việt là vậy, sinh viên phải xài máy dỏm, nhân viên phải xài máy ngon, mình thì tư tưởng ngược lại, trường mình chỉ có sinh viên là xài máy tính mà trên máy đó cài vài chục cái phần mềm cho sinh viên thực hành, sau khi cài xong thì máy chậm đi hẳn, dù cũng xài core i3 mà trong cái chậm đó là do truy xuất ổ cứng, nếu mua 500GB thì cũng cài hết gần 100GB dữ liệu thôi, mà dư ra 400GB sau khi cài phần mềm cũng chẳng để làm gì, bỏ trống. Nhưng nếu dùng ổ SSD thì cái chậm đó đã không còn.Còn cái case thì ko biết tầm nhìn của bạn có giống mình ko, chứ 5 năm nữa đổi máy mới mình vẫn có thể sử dụng lại cái case chắc chắn đó.
    Xin thưa với bạn là vậy, ổ cứng IDE đời trước thì cần master boot, chứ bây giờ thì ko cần master và slave nữa nha bạn
    tốc độ khởi động nhanh thật
    nó do con SSD hả bạn?
    máy mình i5 2500 8G ram 1333 main giga hdd 1.5T WD mà khởi động khá chậm

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wimax16vnn
    tốc độ khởi động nhanh thật
    nó do con SSD hả bạn?
    máy mình i5 2500 8G ram 1333 main giga hdd 1.5T WD mà khởi động khá chậm
    Chính xác đó bạn, khi bạn khởi động windows thì CPU hầu như ko làm nhiệm vụ xử lý, truy xuất hệ điều hành từ ổ cứng và RAM mà thôi

  10. #10
    Ngày tham gia
    Dec 2014
    Bài viết
    0
    giá con chip này bác mua ở đâu z ? TPHCM nhé



Các Chủ đề tương tự

  1. Tư vấn chọn mua máy tính cho sinh viên kiến trúc
    Bởi choanger trong diễn đàn Khu Vực Máy Tính
    Trả lời: 37
    Bài viết cuối: 05-18-2015, 09:44 PM
  2. Sinh Viên Nông Lâm Nên Mua Máy Tính Nào?
    Bởi xenangbantudong trong diễn đàn Khu Vực Máy Tính
    Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 05-18-2015, 04:59 PM
  3. Tư vấn thùng + LCD 4tr cho học sinh lớp 6
    Bởi lansunny trong diễn đàn Khu Vực Máy Tính
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 01-16-2015, 06:57 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •