Da khô căng, thô ráp hơn vào mùa đông chưa đủ để nói nên sự khắc nghiệt mà mùa hanh khô, lạnh lẽo đem lại cho làn da của bạn.
5 dấu hiệu trên da cảnh báo cần "cấp cứu" ngay để da luôn căng mướt vào mùa đông

Mùa đông da thường khô, nứt nẻ, bong tróc không chỉ làm mất thẩm mỹ còn làm da dễ nhạy cảm, ngứa và kích ứng hơn. Theo Webmd, khô da rất dễ phát triển thành những căn bệnh nguy hiểm như á sừng, viêm da cơ địa, vảy nến, một số bệnh da dị ứng như nổi mề đay, bệnh cước lạnh…

>>> Xem thêm: căng da mặt toàn phần

>>> Xem thêm: cang da mat multilayer

>>> Xem thêm: căng da mặt phẫu thuật

Biểu hiện dễ nhận biết nhất của những căn bệnh này thường là da quá khô, dẫn đến nứt nẻ, chảy máu và đau đớn kéo dài. Thậm chí, khô da có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng, sưng tấy. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió tác động lên da, khiến da bị đứt liên kết keratin.

Mùa đông da thường khô, nứt nẻ, bong tróc không chỉ làm mất thẩm mỹ còn làm da dễ nhạy cảm, ngứa và kích ứng hơn.

Theo ThS.BS da liễu Vũ Thị Thơm (giảng viên Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam), khi bị khô da, da gặp tình trạng thiếu nước, thiếu ẩm thường sẽ có 5 dấu hiệu cụ thể sau:

- Da khô căng khi cử động, nhất là vùng mắt và miệng.

- Da thô ráp, mất độ sáng, xỉn màu, bong tróc, nhăn nheo.

- Da căng ráp nhưng vẫn bóng dầu (da hỗn hợp, da dầu), lỗ chân lông to.

- Da dễ kích ứng, mẩn đỏ và ngứa.

- Dùng dưỡng ẩm thấm rất nhanh, trang điểm bị mốc.

Vì sao da gặp tình trạng thiếu nước, thiếu ẩm rất phổ biến vào mùa đông?
Theo DS Vũ Ngọc Khuê (DS Khuê Vũ, làm việc tại Hà Nội), dưới đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

- Mùa đông nhiệt độ, độ ẩm thấp và gió lạnh làm da mất nước nhanh. Tình trạng này còn nghiêm trọng hơn khi da tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao từ các thiết bị sưởi trong nhà.

- Ngoài ra mùa đông lạnh mọi người có thói quen tắm, rửa mặt bằng nước nóng, điều này làm da mất độ ẩm, lớp dầu tự nhiên và da trở lên khô.

- Nhiều bạn nghĩ vào mùa đông trời không nắng gắt như mùa hè nên bỏ qua các biện pháp che chắn, bôi kem chống nắng làm tia UV dễ dàng tấn công khiến da dễ bị lão hoá, khô sạm.


Trời mưa to, lại chỉ ngồi trong nhà, tôi có cần phải bôi kem chống nắng không?
- Sử dụng sản phẩm không phù hợp cũng là một nguyên nhân hay gặp phải. Sang mùa đông da khô hơn nhưng nhiều bạn vẫn sử dụng kem dưỡng mùa hè có mức độ cấp ẩm dịu nhẹ và không đủ dưỡng ẩm làm da bị khô.

7 giải pháp cho làn da căng mướt, mềm mượt vào mùa đông
Để khắc phục tình trạng da bị khô nẻ, bong tróc, giới chuyên gia khuyên bạn có thể thực hiện các bước sau:

- Uống đủ nước mỗi ngày: Bạn nên uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Đây là một trong những việc quan trọng để cấp ẩm cho da từ bên trong.

- Ăn nhiều rau củ và hoa quả: Ăn rau củ và hoa quả không chỉ bổ sung nước cho da mà còn cung cấp rất nhiều các vitamin và khoáng chất có lợi giúp da cải thiện tình trạng khô nẻ.

- Chọn sữa rửa mặt, sữa tắm phù hợp: Bạn nên sử dụng các loại sữa tắm, sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ, độ PH thích hợp từ 4.5 - 6.5 để không làm da khô rát, ửng đỏ.

- Bôi kem chống nắng, che chắn bảo vệ da: Bạn nên bôi kem chống nắng hàng ngày đủ lượng và ít nhất 2 lần/ngày kể cả khi ở trong nhà để bảo vệ làn da tránh khỏi tác động xấu từ tia UV. Khi ra ngoài bạn cũng nên sử dụng thêm các biện pháp che chắn để bảo vệ.

- Dưỡng ẩm cho da: Đây là điều rất cần thiết và không thể bỏ qua. Bạn có thể cấp ẩm cho da bằng cách sử dụng thêm serum có thành phần HA (Hyaluronic acid), sau đó sử dụng kem dưỡng khoá ẩm có các thành phần như urea, ceramide, glycerin, B5, HA. Chú ý mỗi ngày phải 2 lần dùng kem dưỡng sáng tối mới đủ để cấp ẩm cho da. Vùng môi hay bị nẻ thì dùng kem dưỡng môi.

Bạn cũng nên chọn loại kem dưỡng phù hợp với loại da của mình. Với những bạn da đang có mụn hoặc dễ nổi mụn thì nên chọn kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu, cồn, nên chọn những sản phẩm có dòng chữ "oil-free" (không chứa dầu), hoặc "non-comedogenic" (không gây tắc nghẽn lỗ chân lông). Bạn cũng có thể tìm đến chuyên da như dược sĩ, bác sĩ nếu như không thể chọn cho mình được sản phẩm phù hợp.

- Hạn chế tắm, rửa mặt bằng nước quá nóng.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nếu có điều kiện bạn có thể lắp thêm máy tạo độ ẩm trong nhà để bù ẩm