Không cho bé ăn đêm

Không tập cho trẻ thói quen ăn dặm vào ban đêm. Vì ban đêm, thức ăn không thể tiêu hóa được, có thể dẫn dến tình trạng trào ngược thực quản, quấy khóc, khó chịu, đầy bụng, khó tiêu. Bé cũng rất dễ bị ho.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng



Chuẩn bị cho bé ăn dặm bằng thực đơn chứa đủ chất dinh dưỡng gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đừng quên cho chất xơ vào các bữa ăn của con.

Với nhóm chất béo, mẹ nên chọn các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu gấc, đậu nành và dùng lượng vừa phải không quá nhiều. Dầu gấc tốt cho mắt vì giàu vitamin A nhưng khi dùng quá nhiều sẽ có thể gây vàng da. Bên cạnh đó mẹ nên cho trẻ sử dụng dòng sữa tăng cân cho bé dưới 1 tuổi góp phần giúp trẻ ăn dặm tốt và phát triển toàn diện hơn

Không lạm dụng máy xay

Đây là sai lầm phổ biến của các bố mẹ. Việc lạm dụng máy xay làm con khó cảm nhận được mùi vị của đồ ăn, khiến bé không chịu nhai và giảm phản xạ nhai nuốt. Chỉ nên xay nhuyễn đồ ăn lúc bé bắt đầu ăn dặm và chuyển dần sang cho bé ăn cháo, cơm. Nếu sợ bé khó nhai nuốt thì có thể dùng rây để rây qua đồ ăn cho bé.

Chế biến thực phẩm

Thực tế, phần nước hầm xương, luộc tôm không có nhiều chất dinh dưỡng như bố mẹ vẫn nghĩ. Phần chất dinh dưỡng vẫn nằm chủ yếu nằm ở thức ăn. Vì vậy bố mẹ nên cho con ăn đủ nước và cái. Ăn bữa nào nấu bữa đấy, và cố gắng làm cho các món ăn có màu sắc bắt mắt làm tăng hứng thú của bé. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nguyên liệu tươi ngon.

Không thêm mật ong vào các món ăn cho trẻ dưới 1 tuổi. Hạn chế thêm gia vị vào các bữa ăn của trẻ.

Thói quen khi ăn

Đặt thời gian biểu và tuân thủ nghiêm ngặt giúp bé có thói quen ăn uống khoa học và đúng giờ. Thời gian mỗi bữa không nên kéo dài hơn 30 phút và hãy dừng lại khi con không muốn ăn. Nên tập cho con thói quen ngồi một chỗ, không bồng bế, chạy nhảy khi ăn. Con chỉ được ăn khi đã ngồi ngay ngắn, ngoan ngoãn. Nên để 2 món mới cách nhau 4 – 5 ngày để bé có thể tập và quen món cũ. Tạo môi trường thoải mái cũng giúp bé ăn ngon miệng hơn. Không nên cho bé xem tivi, hoạt hình trong lúc ăn vì bé sẽ giảm sự tập trung cho bữa ăn.

Với trẻ trên 1 tuổi có thể bắt đầu nêm nếm gia vị cho trẻ nhưng ít hơn so với người lớn, cho trẻ ăn cùng bố mẹ và tập tự xúc ăn, đa dạng các thực phẩm cho bé. Ngoài 3 bữa chính, có thể cho trẻ ăn thêm các bữa phụ. Bữa phụ của bé có thể là hoa quả, nước ép hoặc là sữa chua đều rất tốt.

Cho trẻ ăn từ từ

Ăn từ loãng tới đặc:

Việc này giúp trẻ tiêu hóa thức ăn được tốt nhất, dễ hấp thu, giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận thức ăn và không từ chối thức ăn dặm

Ăn từ ít đến nhiều:

Việc ăn nhiều khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị vấn đề, quá sức và khó hấp thu. Thế nên bữa đầu tiên mẹ nên ưu tiên cho bé ăn 1- 2 muỗng, sau đó tăng dần đến 1/3 muỗng rồi đến nửa muỗng. Bên cạnh đó mẹ có thể nên cho bé ăn tăng dần số bữa, ban đầu mỗi ngày một bữa, sau thời gian dài thì mẹ nên cho bé ăn 3 bữa mỗi ngày

Ăn từ ngọt đến mặn:

Nên cho trẻ ăn thức ăn có vị ngọt giúp trẻ dễ ăn, sau đó mỗi ngày mỗi ít mẹ cho bé làm quen thức ăn mặn, việc này giúp bé dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.