Công trình vừa xây lên, chưa sử dụng được bao lâu đã có hiện tượng nứt vỡ, thậm chí là đổ sập không còn là câu chuyện hiếm gặp. Bên cạnh đó còn có những giám sát công trình nhận trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo các công trình đang đi đúng với bản thiết kế. Để không xảy ra tình trạng đó, cần tới những tư vấn giám sát công trình. Đối với công việc cụ thể của họ, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết bên dưới.

>>> Xem thêm : có nên thuê xây nhà trọn gói - 5 yếu tố đã góp phần tạo nên vị trí hiện nay của xây dựng Hà Nội Xanh

Chuyên môn nghiệp vụ hẳn sẽ là yếu tố không thể thiếu đối với một tư vấn giám sát. Theo yêu cầu chung, người làm việc này phải là những kỹ sư được đào tạo chuyên ngành, có đầy đủ năng lực, kiến thức về xây dựng và kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực phụ trách. Tư vấn giám sát cũng cần nắm được những biện pháp và trình tự thi công được áp dụng trong công trình mà mình phụ trách. Điều này nhằm đảm bảo rằng họ hiểu được các hoạt động của công nhân là đúng hay sai. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công, giấy phép sử dụng thiết bị, máy móc, vật tư, phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng,.. đều là những điều kiện cần mà nhà thầu cần đáp ứng được trước khi khởi công. Nhiệm vụ quan trọng của tư vấn giám sát chính là kiểm tra những yếu tố này. Qua đó đánh giá được năng lực đảm nhận của nhà thầu có phù hợp với yêu cầu của công trình đó hay không.
Thí nghiệm dung trọng đất, kiểm tra cường độ bê tông, đúc mẫu, chất lượng mối hàn,..là những cuộc kiểm tra cần thiết trước khi tiến hành xây dựng. Trong suốt quá trình này tư vấn giám sát cần theo dõi toàn bộ, tránh xảy ra sai sót cũng như tình trạng “dấu bệnh”, giả mạo kết quả kiểm nghiệm.

Khi có những lỗi sau đây, tư vấn giám sát cần tiến hành lập biên bản. Đó là sự sai phạm về thiết kế, điều kiện kỹ thuật, những lỗi khuyết tật so với dự định. Sau đó ghi lại yêu cầu cụ thể, biện pháp khắc phục cũng như thay đổi được thêm mới sau khi đưa vào xây dựng.

Với vai trò là tư vấn giám sát, những ý kiến của kỹ sư sẽ được xem trọng. Đồng thời, họ có quyền yêu cầu các bên tham gia thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ của mình trong công trường xây dựng.

Đối với những phần công việc còn tiềm ẩn những nguy cơ mất an tòa, nghi ngờ không đảm bảo chất lượng, thì tư vấn giám sát có quyền ngừng có thời hạn với công tình đó. Đồng thời phải báo ngay với ban QLDA, những lãnh đạo cấp trên có thẩm quyền xử lý.

Trước khi xây dựng công trình, người ta đã ấn định rõ về thiết kế. Tuy nhiên, nếu như tư vấn giám sát để tổ chức xây dựng lắp đặt không đúng và không đưa ra được lý do chính đáng thì đó chính là một hành vi sai trái, không làm đúng chức trách và phải chịu trách nhiệm trước việc làm của mình.

Tư vấn giám sát có trách nhiệm tạo những điều kiện tốt nhất để các đội ngũ thi công làm việc hoàn thành đúng tiến độ. Nếu như làm việc thiếu trách nhiệm, để xảy ra những sai sót dưới sự giám sát của mình thì phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền và ban QLDA.

Tiến độ của một công trình được quyết định rất lớn bởi tư vấn giám sát. Thứ nhất tư vấn giám sát sẽ theo sát từng quá trình hoạt động của một công trình từ khi mới khởi công tới ngày kết thúc, người này có trách nhiệm đảm bảo quá trình diễn ra một cách suôn mượt và đúng thời hạn. Họ cần giải quyết các vấn đề phát sinh và báo cho chủ thầu để chủ thầu giải quyết một cách kịp thời. Nếu phát hiện mà không báo thì đây là lỗi của tư vấn giám sát và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này với cấp trên. Ngoài ra trong quá trình thì công có những sai sót nào hay không, tư vấn giám sát cũng phải nắm rõ để kịp thời cập nhất với lãnh đạo. Tư vấn giám sát xây dựng từ lâu đã được biết đến là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp đảm bảo an toàn, kỹ thuật trong công trình. Trên công trường không chỉ có những công nhân, những quản đốc, kỹ sư mà còn có những người giám sát xây dựng.

>>> Xem thêm : https://greenhn.vn/ - Vì sao xây dựng Hà Nội Xanh là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn?