Chảy máu khi đánh răng là hiện tượng thường gặp, dù là ở bất kỳ độ tuổi nào. Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là do bệnh lý răng miệng, đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề và cần lưu ý để điều trị sớm.

Nguyên nhân chảy máu khi đánh răng

Nếu bị chảy máu khi đánh răng do va chạm, chảy máu ít và tự khỏi ngay sau đó thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng nặng hơn, chảy máu lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể bạn đã bị viêm lợi, viên quanh chân răng. Mà nguyên nhân là do:

- Viêm lợi, viêm chân răng: Đây là trường hợp tổn thương mô nha chu, khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, sưng huyết nên rất dễ chảy máu khi có tác động, dù chỉ là tác động rất nhẹ. Khi lợi và nha chu có vấn đề, chủ yếu là do mảng bám vôi răng và vi khuẩn gây ra. Khi chúng bám lâu ngày trên răng, xung quanh cổ răng và dưới nướu sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, ăn mòn các mô liên kết giữa lợi và răng.

- Xuất huyết tiểu cầu: Đây là nguyên nhân hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Khi đánh răng thấy máu chảy kèm sốt và xuất hiện mụn nhỏ li ti dưới da lâu ngày không biến mất bạn nên đến gặp ngay bác sĩ nhé.

- Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như thiếu vitamin, thiếu chất, bệnh lý cơ thể như tiểu đường, tim mạch,…Nếu nhận thấy vệ sinh răng miệng tốt nhưng răng thường bị chảy máu thì nên đi khám để phát hiện chính xác nguyên nhân.

Xem thêm: bọc răng sứ thẩm mỹ ở đâu tốt?

Điều trị chảy máu khi đánh răng như thế nào?

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, cần thực hiện cạo vôi răng loại bỏ vi khuẩn gây hại. Đây là tác nhân chính gây chảy máu răng, khi vôi răng được làm sạch, nướu sẽ lành vết thương và không còn xuất hiện hiện tượng chảy máu nữa.

Hiện nay, các nha khoa đã áp dụng kỹ thuật lấy vôi răng an toàn, không đau và nhanh chóng nên bạn có thể tìm hiểu để khắc phục. Với đầu máy siêu âm siêu nhỏ, giúp loại sạch vôi răng ở những vị trí khó lấy như dưới nướu. Bạn nên lấy vôi răng định kỳ 3-6 tháng/lần để ngăn ngừa chảy máu khi đánh răng tái phát.

Nếu muốn nhanh hơn, trước khi có thời gian đến nha khoa bạn có thể áp dụng những mẹo đơn giản ngay tại nhà để cầm máu. Đắp túi trà, lá lốt, súc miệng bằng nước muối ấm, ngậm dầu dừa hoặc dầu đinh hương đều có thể giảm tình trạng chảy máu hiệu quả. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sắp xếp đến nha khoa khám cho an toàn.

Khi đánh răng nên dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chữa hàm lượng flour đúng quy định và nên đánh răng 2-3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn. Nên dùng lực nhẹ nhàng chải đều ở mặt trong và mặt ngoài của răng để hạn chế làm tổn thương nướu. Hy vọng những chia sẻ về chảy máu khi đánh răng ở trên có thể giúp ích cho bạn.

Bài viết dẫn nguồn tại: https://nhakhoadangluu.com.vn/