Răng sâu đến tủy là một trong những biến chứng nặng nhất khi mắc phải các vấn đề về răng miệng. Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các dấu hiệu, nguyên nhân gây răng sâu cũng như cách điều trị qua bài viết sau.

Dấu hiện nhận biết răng sâu đến tủy

Là tình trạng vết sâu đã lan vào ống tủy, vi khuẩn cùng axit đã ăn mòn phần men răng, ngà răng và tiếp tục tấn công vào buồng tủy, làm tủy bị viêm hoặc chết.

Để xác định tình trạng răng sâu đến tủy hay chưa, bạn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau khi tiến hành thăm khám tại trung tâm nha khoa thẩm mỹ:

- Đau nhức răng từng cơn từ 3-30 phút

- Đau nhói hoặc giật theo mạch nhịp đập.

- Đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.

- Ê buốt khi có kích thích nóng, lạnh, chua ngọt.

Răng sâu thường trải qua các giai đoạn từ khi mới chớm bị như xuất hiện các đốm trắng, đen trên bề mặt răng và trở nên nặng hơn dần dần vào tủy. Thông thường, sự chuyển biến này là do nhiều nguyên nhân như:

- Không có biện pháp điều trị sớm và triệt để răg sâu.

- Không vệ sinh răng miệng tốt.

- Không kiêng ăn uống đồ ngọt, chứa nhiều đường và axit.

Răng sâu đến tủy có ảnh hưởng gì?

Tủy răng không chỉ là nguồn sống của răng mà còn là nơi chứa các hệ thống mạch máu và dây thần kinh có chức năng cảm biến, do đó, khi răng sâu đến tủy, bệnh nhân sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề như:

- Đau nhức răng, ăn uống khó khăn làm cho sức khỏe giảm sút.

- Cuộc sống, sinh hoạt và công việc hàng ngày bị đảo lộn.

- Nguy cơ mất răng cao, viêm nhiễm xương ở răng, lây bệnh sang các răng kế cận.

Xem thêm: implant nha khoa là gì?

Điều trị răng sâu đến tủy như thế nào?

Khi vết sâu quá nặng, phần thân răng bị vỡ gần hết không thể hàn trám hay bọc sứ, tủy bị ấp xe thì việc nhổ bỏ răng sâu đến tủy là điều cần thiết. Một khi tủy gây áp xe xương ổ răng thì nguy cơ viêm nhiễm đã cao và có thể ảnh hưởng đến răng kế cận.

Có hai trường hợp cần điều trị tủy:

- Răng bị hư tủy sâu nặng do vi khuẩn gây nên nhưng không được điều trị kịp thời. Vi khuẩn lan dần và xâm lấn đến buồng tủy, dần dần dẫn đến tình trạng tủy bị viêm. Khi đó, điều trị lấy tủy sẽ là biện pháp duy nhất để nạo tủy bị hoại tử, giúp giữ được răng mà không cần nhổ bỏ.

- Răng bị chấn thương nặng, mất nhiều mô răng, phần tủy trong buồng tủy bị lộ, lúc này tủy bị viêm nhiễm nặng nên cần được điều trị nội nha.

Hiện nay, với điều trị rút tủy diễn ra rất đơn giản và không gây ê buốt nhiều cho bệnh nhân khi đã có sự hỗ trợ của máy lấy tủy hiện đại. Điều trị nội nha có thể diễn ra sau 2-3 lần hẹn bác sĩ bao gồm:

- Thăm khám tổng quát tình trạng răng sâu đến tủy ở mức độ nào, tư vấn cách điều trị cụ thể cho bệnh nhân.

- Tiến hành vệ sinh khoang miệng và tiêm thuốc tê thích hợp vào răng giúp bạn không có cảm giác đau nhức trong khi thực hiện.

- Sử dụng đế cao su ôm sát vàp răng cần lấy tủy, cách ly răng khỏi nướu và khoang miệng.

- Dùng mũi khoan chuyên dụng khoan một đường thẳng xuống ống tủy để mở buồn tủy sau đó dùng máy hút tủy để loại sạch tủy hư.

- Trám bít ống tủy vĩnh viễn và tiến hành hàn trám hoặc bọc sứ để bảo vệ răng.

Ngoài ra, nếu bác sĩ chỉ định nhổ răng thì cần thực hiện càng sớm càng tốt. Sau khi điều trị răng sâu đến tủy, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách cùng với việc ăn uống thích hợp để không tái diễn tình trạng thêm lần nào nữa.