Ngày nay, nhiễm khuẩn Hp là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Theo thống kê, khoảng 2/3 dân số thế giới gặp phải tình trạng này. Phần lớn nhiễm khuẩn Hp không gây loét hay bất kỳ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, trong vài tình huống đặc biệt, vi khuẩn Hp vẫn có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp khác.
Vậy, bạn đã biết vi khuẩn Hp là gì và Vi khuẩn HP lây nhiễm như thế nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Vi khuẩn Hp là gì?
Helicobacter pylori (H. pylori), còn được biết đến qua tên gọi vi khuẩn Hp, là một loại vi sinh vật thường gây ra nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Nhóm vi trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể bạn bằng nhiều cách khác nhau và trú ngụ trong đường tiêu hóa.
Nếu số lượng khuẩn Hp trong người quá nhiều, chúng có nguy cơ gây nên những vết loét ở lớp niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non. Tình trạng này kéo dài rất có khả năng dẫn đến ung thư dạ dày.
Vi khuẩn Hp lây nhiễm như thế nào ?
Vi khuẩn Hp có mức độ ảnh hưởng nghiêm. Do đó, , chúng ta cùng tìm hiểu con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp cụ thể hơn.
1/ Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường miệng – miệng
Theo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về vi khuẩn Hp cho biết:” Vi khuẩn Hp không chỉ có trong dạ dày mà chúng ta có thể tìm thấy ở khoang miệng và tuyến nước bọt của những bệnh nhân nhiễm phải loại xoắn khuẩn này. Chúng tập trung sống chủ yếu trong kẽ răng, mảng bám răng.Đây là nơi phòng thủ kiên cố, bởi các chất tẩy rửa, kem đánh răng không thể xâm chiếm được.”
Chính vì điều này, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp như dùng chung dụng cụ cá nhân, bàn chải, chén bát hay ly uống nước,… Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể truyền qua đường miệng – miệng khi hai người hôn nhau hoặc mẹ truyền sang con khi nhai mớm thức ăn.

2/ Vi khuẩn Hp lây lan qua đường dạ dày – miệng
Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng nhưng tỷ lệ lệ
lây nhiễm thấp. Thông thường, các trường hợp bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra thường xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua hay buồn nôn,…
Điều này có nghĩa là vi khuẩn Hp sẽ theo đường dạ dày trào ngược lên miệng và thoát ra ngoài. Nếu người bệnh không biết cách vệ sinh sạch sẽ, khủ trùng sẽ làm tăng tình trạng lây nhiễm sang cho người thân hay bạn bè sống xung quanh.
3/ Lây nhiễm vi khuẩn Hp qua đường dạ dày – dạ dày
Đây là tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến mà người bệnh ít ngờ tới nhất. Bệnh nhân có thể bị nhiễm thông qua phương pháp thăm khám nội soi dạ dày. Nói rõ hơn, dụng cụ dùng để tiến hành nội soi và chẩn đoán bệnh không được vệ sinh sạch sẽ. Do đó, vi khuẩn Hp sẽ bám dính và tồn tại trên thiết bị. Sau đó, chúng được sử dụng để thăm khám cho người không bị bệnh dẫn đến hiện tượng lây nhiễm tăng cao.
4/ Vi khuẩn Hp lây qua đường phân – miệng
Vi khuẩn Hp lây qua đường phân – miệng bằng cách gián tiếp như sau: Người bị nhiễm vi khuẩn Hp trong phân. Nếu bạn vệ sinh tay không sạch sẽ, không rửa tay bằng xà phòng sau khi đị vệ sinh, có thể làm tăng khả năng lây lan vi khuẩn khi bạn dùng tay bốc thức ăn.
Bên cạnh đó, các động vật trung gian như ruồi, gián, chuột,… cũng chính là tác nhân làm tăng khả năng lây truyền vi khuẩn Hp từ người này sang người khác. Bởi chúng có thể tiếp xúc với môi trường bẩn và bám vào thức ăn của bạn khi bạn không che đậy cẩn thận.
Hy vọng bài viết về vi khuẩn Hp và vi khuẩn HP lây nhiễm như thế nào sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủng khuẩn này và có cách phòng ngừa bệnh hợp lý. Vi khuẩn HP nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa như Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là điều vô cùng cần thiết, giúp bạn phát hiện sớm và có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
>>> xem thêm:
Biểu hiện viêm đại tràng
Nguyên nhân gây rối loạn tiền mãn kinh