Lấy cao răng khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé không là thắc mắc được nhiều chị em đang trong giai đoạn thai kì quan tâm. Việc lấy cao răng trong thời gian này tùy thuộc vào nhiều yếu tố và phải qua thăm khám của nah sĩ thì mới đảm bảo an toàn.

Lấy cao răng có ảnh hưởng đến em bé không?

Cao răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh cho răng miệng, vì vậy lấy cao răng là vô cùng cần thiết đối với bất kì ai. Tuy nhiên, lấy cao răng khi mang thai thì có được không?

Nếu tình trạng cao răng nặng, đặc biệt trong thời kì mang thai thường phát triển nặng hơn do những thay đổi của hóc môn, nếu không được loại bỏ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Lấy cao răng khi mang thai đúng thời điểm giúp bảo vệ toàn diện mẹ và thai nhi, được coi là việc vệ sinh răng miệng tốt trong thời kì nhạy cảm.

Quy trình lấy cao răng đơn giản, chỉ tác động lên bề mặt răng để loại bỏ lớp cao bám, không ảnh hưởng nhiều đến răng thật và thai nhi. Để việc lấy cao răng an toàn, bạn nên lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín và thời gian thích hợp để diễn ra thuận lợi hơn.

3 tháng giữa thai kì là thời điểm tốt nhất cho việc lấy cao răng, khi này thai còn nhẹ, thai ổn định và đủ khỏe mạnh để lấy cao răng. Thời gian 3 tháng đầu tuyệt đối không thực hiện các biện pháp nha khoa nào cũng như lấy cao răng. Lúc này thai vẫn còn yếu, sức khỏe của mẹ có những biến đổi không ổn định, việc lấy cao răng sẽ khó khăn và ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con.

Bên cạnh những điều trên, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng miệng của bạn mà tư vấn cụ thể cách điều trị phù hợp, an toàn nhất.

Lưu ý khi lấy cao răng cho bà bầu

Trên thực tế, việc lấy cao răng và làm răng sứ khi mang thai không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi, vì vậy nên lưu ý một số tình huống có thể xảy ra sau đây:

- Bà bầu bị viêm nướu hoặc có cơ địa nướu không khỏe mạnh, nếu lấy cao răng sẽ xảy ra tình trạng chảy máu răng. Việc chảy máu răng có thể làm vi khuẩn bị đẩy ngược vào trong các mạch máu, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

- Răng của bà bầu bị mòn cổ răng, nếu bị kích thích mạnh và bất ngờ khi bác sĩ thực hiện thao tác lấy mảng bám, mẹ bầu sẽ bị ê buốt khó chịu.

- Thực hiện lấy cao răng không an toàn hoặc bằng dụng cụ cầm tay, lực đẩy thủ công có thể làm tổn thương nướu và răng.

- Hạn chế việc chụp X-quang, tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

- Khi muốn lấy cao răng, phải hỏi ý kiến bác sĩ cũng như thông báo cụ thể tình trạng của bản thân để bác sĩ lưu ý hơn.

Trên đây là những vấn đề có thể gặp phải khi lấy cao răng khi mang thai, tuy nhiên, việc lấy cao răng đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Để có quyết định chính xác hơn, cần phải lựa chọn nha khoa uy tín, có công nghệ lấy cao răng hiện đại để hạn chế đau nhức ê buốt và xâm lấn đến mô nướu.

Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải thực hiện thăm khám răng định kì để bác sĩ phát hiện kịp thời các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vệ sinh răng miệng đúng cách cũng như tránh ăn uống các thức ăn có thể ảnh hưởng đến mẹ và con.