Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của chúng ta cũng ngày một được nâng cao. Những công trình xây dựng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về tính an toàn, chất lượng và thẩm mỹ. Bởi vậy đã có rất nhiều các dự án công trình như nhà xưởng, nhà máy,… đã lựa chọn dòng sơn epoxy chống tĩnh điện để thi công.

Sơn chống tĩnh điện epoxy được cho là giải pháp hoàn hảo trong việc triệt tiêu các điện tích được tích tụ nhiều ngày trên những bề mặt sàn. Hạn chế tối đa những nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình làm việc bởi những ma sát. Đồng thời còn đảm bảo về tính thẩm mỹ, dễ dàng vệ sinh, lau chùi và chống chịu tốt với các loại hóa chất khác nhau như axit, bazo,…

Vậy liệu các bạn có thực sự hiểu sơn epoxy chống tĩnh điện khi là gì? Nguyên lý hoạt động ra làm sao? ưu điểm và ứng dụng như thế nào? quy trình chuẩn để thi công có khác gì so với những loại sơn epoxy khác. Câu trả lời đều có trong bài viết dưới đây.



1. Sơn Epoxy chống tĩnh điện khi là gì?

Sơn epoxy chống tĩnh điện là dòng sơn có chứa 2 thành phần, có khả năng loại bỏ những trường hợp sàn bị nhiễm tĩnh điện, phóng điện do trong quá trình hoạt động, ma sát tạo ra. Hạn chế tối đa những tình trạng cháy nổ, hỏa hoạn khi gặp các tia lửa.

Với lớp phủ chuyên dụng chống tĩnh điện rất thích phù hợp với các lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến công nghiệp điện. Mặc sàn sạch sẽ, bằng phẳng, láng mịn, liền khối, tính cơ học luôn luôn được giữ ổn định, mức độ kháng hóa chất cực kì cao.

Xem thêm: sơn epoxy ở thái bìnhsơn epoxy tại hà nội.

2. Nguyên lý hoạt động sơn chống tĩnh điện Epoxy

Phân tán & triệt tiêu điện tích là 2 yếu tố chính trong nguyên ý hoạt động của sơn chống tĩnh điện epoxy:

+ Phân tán đó chính là khả năng chia nhỏ các điện tích để trung hòa chúng. Khi mặt sàn nhiễm điện chúng sẽ được thẩm thấu qua nhiều các lớp sơn epoxy để xử lý & dẫn xuống đất thông qua những đường dây đồng. Bởi thế tình trạng phóng điện sẽ không xảy ra nữa.

+ Triệt tiêu điện tích là ở phần bề mặt sàn thường sẽ sở hữu một lớp sơn epoxy có điện trở cao hơn. Với nhiệm vụ chính đó là kiểm soát, hài hòa các loại điện tích được tạo ra từ ma sát trong quá trình hoạt động của máy móc, con người.

3. Các loại sơn Epoxy chống tĩnh điện

Gồm hai loại chính:

+ Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ lăn: được thi công bằng dụng cụ lăn rulo, những hệ thống dây đồng sẽ được nối trực tiếp cuống đất, một lớp sơn lót và lớp sơn phủ chống tĩnh điện. Thường sử dụng cho những công trình không yêu cầu quá cao về tải trọng chịu đựng, ở mức trung bình là phù hợp.

+ Sơn epoxy chống tĩnh điện tự san phẳng: giải pháp thi công này bao gồm dây dẫn đồng nối đất, lớp xử lý mặt sàn, lớp sơn lót, lớp sơn san phẳng chống tĩnh điện & lớp than hoạt tính. Thích hợp với những công trình đòi hỏi cao về chất lượng, trọng tải & mỹ quan.

4. Ưu điểm sơn Epoxy chống tĩnh điện

+ Chống tia lửa điện, hạn chế cháy nổ.

+ Chất lượng mặt sàn tốt, bền bỉ theo thời gian.

+ Kiểm soát các vấn đề liên quan đến tĩnh điện hiệu quả.

+ Tính thẩm mỹ cao, mặt sơn láng mịn, vệ sinh, làu chùi dễ dàng.

+ Tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh liên quan đến điện năng.

+ Đạt chuẩn các tiêu chí về chất lượng và tính an toàn ESD, JIS,…

+ Chống sự oxy hóa, mài mòn từ các hóa chất, tác nhân xấu của môi trường, con người.

+ Chất lượng bề mặt luôn ổn định, giữ vững tính cơ học, không chịu tác động của độ ẩm, nhiệt độ.

+ Độ dày lớn tăng cường liên kết bền bỉ cho mặt sàn của công trình thi công, tuổi thọ cao, độ dày dao động từ 0,5 – 3mm.

5. Ứng dụng của sơn Epoxy chống tĩnh điện

+ Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp.

+ Trung tâm kiểm định, đo lường,…

+ Xí nghiệp, nhà máy sản xuất vũ khí, thuốc nổ.

+ Các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, bo mạch, chip,…

+ Các lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng, sản xuất máy bay, công nghiệp nặng.

+ Trong các công trình y tế như phòng mổ, phòng hồi sức, phòng xét nghiệm,…

+ Phòng sạch, phòng vô trùng, bệnh viện hay các phòng thí nghiệm chuyên nghiệp.

+ Các khu vực gia công, sản xuất, chế biến có sự xuất hiện của các loại hàng hóa dễ gây cháy nổ.

6. Quy trình sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện

Bước 1: Tạo chân bám, dùng thiết bị đặc dụng để thực hiện việc mài mặt sàn, tạo nhám.

Bước 2: Sử dụng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất, vệ sinh sạch sẽ các vết dầu mỡ, hóa chất bằng dung môi.

Bước 3: Thực hiện lớp sơn lót nhằm đảm bảo độ cứng cho mặt sàn, đồng thời nâng cao khả năng bám dính giữa các lớp sơn epoxy với mặt sàn.

Bước 4: Kiểm tra lại lần nữa để xử lý các khuyết điểm xuất hiện trên mặt sàn nếu có, thực hiện bả vá.

Bước 5: Thi công hệ thống các dây dẫn bằng đồng để nối trực tiếp xuống đất.

Bước 6: Thực hiện thi công lớp sơn chống tĩnh điện lần 1.

Bước 7: Khi sơn khô thực hiện rà soát, kiểm tra, chà ráp và vệ sinh loại bỏ các bụi bẩn hay sạn còn vương vãi.

Bước 8: Thực hiện thi công lớp sơn chống tĩnh điện lần 2.

Bước 9: Kiểm tra, phân tích, đo đạc các chỉ số điện trở.

Bước 10: Nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng.

Xem thêm: https://apt.net.vn/son-mai-ton-son-cach-nhiet-mai-ton-gia-tot-cua-apt/.