Nhắc đến thiết kế nhà phố, nhà ống, chung cư dễ khiến ta liên tưởng đến không gian chật hẹp, thiếu khí và có vẻ chẳng liên quan gì đến khái niệm “sân vườn tiểu cảnh”. Thế nhưng không hề quá xa lạ tại các thành phố lớn, Thiết kế thi công tiểu cảnh trong nhà nếu biết cách sắp đặt, lựa chọn lại dễ dàng biến những góc tối trong nhà trở nên tươi xanh, thổi luồng gió mới cho cuộc sống tuyệt vời hơn.

Sau đây là một vài lưu ý khi thiết kế giúp quý vị có được tiểu cảnh trong nhà như ý mà không cần tỉ mỉ dày công chăm sóc.

1. Lựa chọn loại tiểu cảnh
Tuỳ thuộc vào sở thích và điều kiện, chủ nhà có thể chọn thiết kế thi công tiểu cảnh khô hoặc tiểu cảnh nước. Nếu đem ra so sánh, tiểu cảnh nước có phần phức tạp và cầu kỳ hơn nhưng về ý nghĩa phong thuỷ lại giúp bổ khuyết những phần tối tăm, những góc phong thuỷ xấu trong nhà. Tiểu cảnh nước cũng chia ra 2 loại là tiểu cảnh nước động (vòi nước, thác nước) và tiểu cảnh nước tĩnh (mặt nước tĩnh lặng).

2. Vị trí đặt tiểu cảnh phải hài hoà với không gian sống và diện tích nhà.
Vị trí đăt tiểu cảnh trong nhà cũng rất đa dạng từ phòng khách, gầm cầu thang hay giếng trời, thậm chí phòng tắm đều thích hợp. Tuy nhiên để tiết kiệm diện tích và đặt được thẩm mỹ tốt nhất, thiết kế tiểu cảnh trong tổng thể nội thất nhà ở nên “tựa” vào tường hoặc nằm tại gầm cầu thang. Mảng tường nơi đặt tiểu cảnh cũng cần ốp đá hoặc gỗ phù hợp.


3. Khi chọn cây xanh cho tiểu cảnh không nên chọn các loài hoa.
Đối với tiểu cảnh trong nhà cũng giống như sân vườn, chủ nhà nên chọn các loại cây mang ý nghĩa phong thuỷ tốt như trúc Nhật, phong lan, dương xỉ, cỏ lan chi, trầu bà, kim phát trài, ngũ gia bì… Với các tiểu cảnh hồ nước có thể trồng thêm cây thuỷ sinh như sen, súng…

Không nên trồng hoa vì hoa thường không bền, vừa mất công chăm sóc, dọn dẹp lại dễ gây dị ứng.

4. Bố trí ánh sáng thích hợp cho tiểu cảnh
Thiết kế tiểu cảnh trong nhà nên đặt ở nơi gần cửa sổ, nhiều ánh sáng cho cây xanh dễ dàng quang hợp, giúp không khí trong lành, giàu oxy, tốt cho sức khoẻ.

Đối với tiểu cảnh nước có thể lắp đặt thêm đèn dưới đáy hoặc sát theo thành bể, thành hồ để tăng thêm vẻ đẹp lung linh khi đêm xuống.

5. Thêm vật trang trí
Để tăng thêm phần thư thái, sinh động cho tiểu cảnh trong nhà chủ nhà cũng nên đặt một vài tượng mục đồng, ngư ông, ngôi chùa, vỏ ốc, đa sỏi hay san hô… với số lượng vừa phải, không nên tham lam đặt quá nhiều sẽ làm không gian bị thu hẹp, rối rắm.

6. Phòng ngừa côn trùng cho tiểu cảnh
Các mẫu tiểu cảnh trong nhà với bản chất gần gũi thiên nhiên thường có một vài loài công trùng nhỏ trú ẩn như mối, kiến, muỗi… Do vậy, để hạn chế chúng sinh sôi chủ nhà có thể thả cá dưới hồ hay lắp đèn chiếu sáng.

Để biết thêm chi tiết hay báo giá các công trình và được tư vấn tốt nhất quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ sau
CÔNG TY CỔ PHẦN SÂN VƯỜN SÀI GÒN
Thiết Kế Thi Công Sân Vườn, Giải Pháp Cảnh Quan Sân Vườn
Điện thoại (Tư vấn): 0903 080 696
Email: [email protected]
Địa chỉ: Lô B15, Khu C30, Đường Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TPHCM
Địa chỉ: 79 A Đường Võ Nguyên Giáp, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, Tp Cần Thơ
Website: canhquansanvuonviet.com
Có thể bạn quan tâm: Thiết kế thi công hòn non bộ