Một số bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có thể tăng cường cơ bắp và hỗ trợ lưng của bạn. Tuy nhiên, hiệu quả của các bài tập còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng hồi phục của cơ thể.



Vật lý trị liệu là gì?

Vật lý trị liệu tại nhà là phương pháp phòng ngừa hoặc điều trị bệnh bằng cách áp dụng các tác nhân vật lý nhân tạo hoặc tự nhiên. Các tác nhân này có thể bao gồm: nước, không khí, nhiệt độ, tia X, tia hồng ngoại, xoa bóp, thể dục, thể thao, đi bộ, tập dưỡng sinh,…

Vật lý trị liệu được công nhận là một phương pháp điều trị có thể phục hồi các chức năng bình thường của cơ thể. Vật lý trị liệu có thể là lựa chọn độc lập hoặc có thể bổ trợ cho các phương pháp điều trị khác.

Lợi ích của vật lý trị liệu đối với thoát vị đĩa đệm

Tùy thuộc vào bệnh lý và mức độ nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm mà vật lý trị liệu có thể mang lại các lợi ích sau:

Kiểm soát các cơn đau.

Cải thiện khả năng vận động và di chuyển.

Hỗ trợ người bệnh phục hồi các chức năng sau khi phẫu thuật.

Hỗ trợ các trường hợp thoát vị đĩa đệm hoặc bệnh học cột sống ở người lớn tuổi.

Giúp người bệnh tránh khỏi nguy cơ phẫu thuật.

Đa số các trường hợp, vật lý trị liệu thường đóng vai trò chính trong việc phục hồi chức năng các đĩa đệm. Các phương pháp

không chỉ giúp làm giảm các cơn đau nhất thời mà còn hạn chế và ngăn ngừa tổn thương tối đa.

Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Nhà trị liệu vật lý trị liệu có thể hướng dẫn cho người bệnh những động tác và bài tập có thể hỗ trợ lưng và hạn chế các cơn đau. Các bài tập này thường bao gồm:

1. Bài tập nằm sấp đơn giản

Bài tập này có thể giúp cho người bệnh thư giãn và tăng cường sự linh hoạt cho cơ lưng và cổ. Cách thực hiện bài tập như sau:

Người bệnh nằm sấp, duỗi thẳng tay và chân. Tay ép sát vào cơ thể.

Từ từ nâng cao cổ lên kết hợp hít sâu vào. Sau đó, hạ cơ thể xuống nhẹ nhàng và thở ra.

Trong suốt quá trình luyện tập, cố gắng giữ cho lưng thẳng. Thực hiện động tác đều đặn, khoảng 10 lần liên tục sau đó thả lỏng và nghỉ ngơi.

2. Bài tập nâng người

Bài tập này được thực hiện như sau:

Người bệnh nằm sấp trên sàn nhà hoặc thảm tập yoga. Chân duỗi thẳng, đầu cúi xuống, hai tay đặt dưới trán.

Từ từ đẩy khuỷu tay của bạn kết hợp nâng nửa thân trước lên một gốc 45 độ. Lưu ý là rốn không được rời khỏi sàn nhà.

Phần hông giữ nguyên tư thế, không xê dịch.

Để yên tư thế trong khoảng 10 giây.

Từ từ hạ cơ thể về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 10 lần liên tục.

Lưu ý: Người bệnh nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh các cơn đau bất chợt có thể xuất hiện ở vùng lưng.

3. Bài tập gập đùi

Đây là bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng có thể làm giảm nhanh các cơn đau ở vùng thắt lưng. Các bước thực hiện bài tập như sau:

Người bệnh ngồi trên sàn nhà hoặc thảm tập yoga. Cố gắng giữ cho lưng thẳng.

Hai đầu gối gập lại chạm vào ngực, phần đùi tiếp xúc với bụng.

Dùng hai tay giữ lấy hai bàn chân. Sau đó từ từ duỗi thẳng chân, cố gắng duỗi càng xa càng tốt. Tuy nhiên hãy giữ cho lưng luôn thẳng.

Để yên tư thế trong 30 giây, lặp lại động tác khoảng 10 lần.

4. Bài tập thắt lưng – đùi

Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm này tác động lên vùng lưng – đùi và giúp các thư giãn các cơ ở khu vực này. Bài tập này cũng ngăn ngừa các đĩa đệm ở khu vực này bị phồng lên.

Các thực hiện bài tập như sau:

Người bệnh quỳ một gối xuống sàn nhà, đầu gối còn lại nâng lên đặt vuông góc với sàn nhà.

Đẩy phần hông và nghiêng đầu gối về phía trước.

Kéo giãn phần lưng và xương chậu để giúp căng các cơ ở khu vực này và làm giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm mang lại.

Giữ yên tư thế trong khoảng 10 giây. Sau đó thả lỏng và quay về vị trí ban đầu.

Các bài tập vật lý trị liệu có thể điều trị tích cực và giải quyết sự linh hoạt, tư thế, sức mạnh và sự ổn định cốt lõi trong đốt sống và khớp. Tuy nhiên, trước khi tiến hành tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu.