Nền văn minh Trung Hoa không chỉ là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới, mà còn là nền văn minh đã trải qua mà không bị gián đoạn. Thời cổ xưa, trong suốt các thời đại, qua sự chuyển sinh làm người, chư Thần tiếp tục trao truyền sự kế thừa văn hóa phong phú cho người Trung Quốc. Tục ngữ dân gian Trung Quốc có câu, “Trong 360 nghề, nếu một nghề mà không có người sáng lập, thì nghề đó không thể tồn tại với thời gian”. Người sáng lập của mỗi một nghề thật sự là chuyển sinh của chư Thần, đến xã hội con người để trực tiếp hoặc gián tiếp, sáng tạo ra nghề đó. Ở Trung Quốc, văn hóa dân gian dần dần phát triển khái niệm mà mỗi một nghề đều suy tôn người sáng lập và xem ông như “thần bảo hộ”.



Môi trường sống của người Trung Quốc, bao gồm nội thất, nhà cửa, thành phố và tất cả, có thể được nhận thức qua sự phản ánh trực tiếp trong nền văn minh của họ. Văn hóa của kiến trúc truyền thống ở Trung Quốc phong phú và đa dạng màu sắc, rộng mở và uy nghi. Lịch sử văn minh Trung Quốc được giảng dạy bởi chư Thần thời cổ xưa, ví dụ như Hữu Sào và Đại Vũ, và vì thế có thể nói rằng kiến trúc cũng là một phần của văn hóa bán thần Trung Quốc. Trong số những bậc thầy kiến trúc, người nổi tiếng nhất là Lỗ Ban thời Xuân Thu. Nghề thủ công của ông đã lưu truyền qua hàng nghìn năm, nhận được sự kính trọng của mọi người. Thợ mộc, thợ xây, thợ nề, các nhà chế tạo công nghệ xây dựng và nội thất tất cả đều suy tôn Lỗ Ban như là ông tổ của nghề này. Theo một sách từ triều nhà Đường tên là “Nghiên cứu của Lỗ Ban”, những người thợ xây dựng đã khấu đầu lạy tạ Lỗ Ban trước khi họ bắt đầu làm những thanh xà trên cửa nhà. Trong đời nhà Tần, bất cứ khi nào khi triều đình bắt đầu một công trình xây dựng to lớn, họ dâng lễ vật và cúng lễ Lỗ Ban, cầu nguyện chư Thần sẽ ban phước lành cho dự án của họ. Điều này vẫn còn là một phong tục ở Đài Loan ngày nay.

“Bậc thầy về thủ công”

Thước lỗ ban được người tên là Lỗ Ban sinh ra ở nước Lỗ. Tên thật là Công Du Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử. Tên cách điệu [đồng âm] là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất [như] là Lỗ Ban. Ông là một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan trong bộ xây dựng.


Tất cả hững cuốn sách của Hàn Phi Tử, Hoài Nam Tử, Luận Hành, Mặc Tử đều ghi chép rằng Lỗ Ban từng làm một con chim gỗ. Sau khi Lỗ Ban thiết kế cho nó bay, con chim đã bay lên không trung trong vòng 3 ngày. Trong sách Hồng Thự cũng nói rằng chim gỗ đã mang một người lên không trung làm gián điệp bên quân địch. Thiết kế đơn giản này là bước mở đầu cho máy bay trinh thám ngày nay.

Có ai biết được rằng con chim gỗ này cũng dẫn đường cho Lỗ Ban làm ra những người gỗ bất tử?


Lỗ Ban cũng làm ra ngựa gỗ mà có thể tự đi bộ trên đất. Đây là một dạng thức sớm nhất của “xe máy” được ghi chép lại. Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã sử dụng những con ngựa của Lỗ Ban để vận chuyển lương thực. Tuy nhiên, kỹ thuật này sau đó đã mất.

Lỗ Ban rất chăm lo cho gia đình của mình, và điều này cũng tạo cảm hứng cho ông phát minh ra nhiều công cụ đáng quý. Ví dụ, khi Lỗ Ban lần đầu tiên vẽ một đường sử dụng modou (một vật đánh dấu bằng mực của thợ mộc), ông đã nhờ mẹ mình giữ đoạn cuối của sợi dây. Sau đó họ cùng nhau hoàn thành công việc. Sau này, ông không muốn mẹ ông vất vả vì phải luôn giúp ông, vì thế ông làm một cái móc cuối sợi dây để mẹ ông không phải giữ nó thêm nữa. Để tưởng nhớ đến lòng hiếu thảo của Lỗ Ban, những người nối nghiệp đã đặt tên cái móc đó là Ban Mẫu (Ban Mu) hay là Mẫu Câu (Mu Gou) (Mu nghĩa là mẹ trong tiếng Hoa). Một ví dụ khác là khi Lỗ Ban lần đầu tiên bào gỗ, ông nhờ vợ ông giữ đoạn cuối của miếng gỗ để nó không bị trượt ra ngoài cái ghế dài. Để tạo điều kiện vợ ông lo sóc những việc nhà, ông đã đóng một miếng gỗ nhỏ trên ghế dài để ngăn thanh gỗ không trượt về phía trước. Vì thế những người nối nghiệp sau đó đặt tên thiết bị này là Ban Thê (Ban Qi) (Qi nghĩa là vợ trong tiếng Hoa)

Lỗ Ban cũng làm ra nhiều công cụ mộc khác cho người Trung Quốc, ví dụ như móc khoan, máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc, mudou và thước đo. Người ta nói rằng Lỗ Ban đã phát minh ra cái cưa sau khi tay của ông bị cắt bởi lá cỏ. Lỗ Ban cũng tạo ra thang phá thành trong chiến tranh và chín dụng cụ sử dụng trong chiến tranh. Ông cũng làm ra bản đồ đo vẽ địa hình 3 chiều từ sớm – Cửu Châu Đồ – được các hoàng đế Trung Quốc đáng giá cao trong lịch sử. Thông qua những phát minh của mình, Lỗ Ban đã mang lại những lợi ích to lớn cho người dân.

Tuy nhiên, những đóng góp to lớn của Lỗ Ban không phải là những thứ mà ông đã xuất sắc trong việc tạo ra những công cụ này, kỹ năng và thiết bị cơ khí. Quan trọng hơn, Lỗ Ban đã đi theo Đạo. Lỗ Ban nói, “Trời và Đất không cần compa hay bảng đo góc để làm nên vòng tròn hay hình vuông. Nhưng khi đến thế gian, con người cần có compa để vẽ vòng tròn và cần bảng đo góc để vẽ hình vuông. Vũ trụ và những việc của nó đã ở trong Đạo rồi, nhưng loài người thì đi xa Đạo. Vì thế loài người cần compa và bảng đo góc để vẽ vòng tròn và hình vuông.” Vì chúng ta có thể nhìn thấy điều mà Lỗ Ban đã trải qua cùng với kỹ năng của ông, ông cũng cảm thấy mình đã không có lựa chọn. Con người cần công cụ vì họ xa Đạo. Dĩ nhiên, thông qua việc dạy cho mọi người dùng những công cụ này, những gì Lỗ Ban dạy đã giúp con người quay về với tiêu chuẩn của con người.

Nếu Lỗ Ban đã không tạo nên những công cụ này, và nếu những người nối nghiệp của ông cũng không có cũng những tư tưởng sáng tỏ như Lỗ Ban, thì những kỹ năng của Lỗ Ban có lẽ đã mất đi. Vì thế, Lỗ Ban phải phát minh những công cụ thủ công để họ có thể đi qua cùng với các thế hệ.


Theo suốt thời gian, những thợ thủ công đã kế thừa lại những lời dạy của Lỗ Ban. Vào lúc sơ khai của việc đào tạo những người tập sự, ông chủ trương rằng việc quan trọng nhất không phải là làm sao để học cách sử dụng các công cụ, thay vào đó, học những tiêu chuẩn đạo đức để cư xử đúng đắn, học cách đối xử tốt với người khác và nghiêm khắc với bản thân. Hơn nữa, một người nên học cách tập trung, học cách tu luyện lý trí của mình, để hài hòa trí của người đó với tâm của họ. Những yêu cầu cho tâm và trí sẽ giúp một người đạt được tư tưởng trong sạch và tinh khiết. Với một tư tưởng như thế, khi một người làm một dự án, anh ta có thể quên chính mình và tập trung vào công việc, hợp nhất công việc với Đạo. Dưới những nguyên lý chỉ đạo này, qua thời gian đã xuất hiện nhiều thợ thủ công nổi tiếng.

Ví dụ, một thợ thủ công sống trong thế kỷ thứ 2 trước công nguyên là học trò của Lỗ Ban. Ông ta đã sáng lập ra nghề lát gạch và phát minh công cụ cho việc lát gạch và dạy lại cho người dân. Ông được gọi một cách kính trọng là “Bậc Thánh Liên Hoa”, hay là “Bậc Thánh Đường Kẻ”. Theo một thần thoại, Bậc Thánh Liên Hoa chuyển sinh từ một vị Thần. Lúc đầu, ông dạy người ta làm cách làm ngói lợp nhà. Sau đó, càng nhiều người đến học ông. Hơn nữa, về những kỹ năng vượt qua khỏi mức bình thường, họ đề nghị ông nhận họ làm học trò một cách chính thức. Bậc Thánh Liên Hoa nói “Nếu chư vị muốn nhận tôi làm thầy thì hãy theo tôi”. Sau đó ông nhảy vào lò nung gạch và bay đi như một vị Thần bất tử. Sau đó, người ta mới nhận ra rằng ông là một vị Thần. Vì những lời dạy của Bậc Thánh Liên Hoa, trong lịch sử Trung Quốc, triều đại Tần và triều đại Hán đã rất nổi tiếng về gạch và ngói của họ.

Các hoàng đế suốt các triều đại văn minh Trung Quốc đã ban tặng nhiều danh hiệu cho Lỗ Ban. Ví dụ như, trong triều đại nhà Minh, hơn mười nghìn người đã xây Long Phủ Bắc Kinh, một dự án khổng lồ chỉ có thể được hoàn thành dưới những lời chỉ dẫn của Lỗ Ban. Người dân thời ấy đã xây một đền thờ tưởng nhớ Lỗ Ban. Những ghi khắc trên bia trong đền có ghi rằng “Lỗ Ban Quan”. Hoàng đế thời đó đề tặng câu “quý nhân phò [trợ] quốc.” Người dân dùng Thái Lao để tổ chức kỷ niệm Lỗ Ban 2 lần trong năm. Thái Lao nghĩa là họ sử dụng bò cái, dê, lợn cho buổi lễ. Nó giống như một lễ lớn như được tổ chức cho Khổng Tử. Có 2 mục đích xây dựng đền Lỗ Ban. Một là cảm tạ Lỗ Ban, và cũng là để khi các thợ thủ công khi có vấn đề trong công việc của họ, họ có thể đến đền để thỉnh cầu Lỗ Ban cho họ một chỉ dẫn.

Lỗ Ban đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người, và công cụ của ông vẫn còn được sử dụng ngay cả đến ngày hôm nay. Trong các triều đại sau thời của Lỗ Ban, các thành phố, nhà, cửa chính, cửa sổ tất cả đều “đúng trật tự”. Lỗ Ban giúp chúng ta sống an toàn và thoải mái. Hơn nữa ông thông qua hoàn cảnh sống như vậy để truyền đạt lại tiêu chuẩn và cách cư xử cho người dân Trung Quốc. Điều này giúp giữ được chuẩn mực đạo đức cho dân tộc Trung Hoa hơn năm nghìn năm.

Ngày nay, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đang theo đuổi những thiết kế nhà cửa kỳ quái và quy hoạch hóa đô thị. Nó phản ảnh sự xáo trộn xã hội của Trung Hoa hiện đại ngày nay. Sự đổi mới không có nghĩa là từ bỏ những nguyên lý của một ngành nghề. Chỉ có sự quay về với những nguyên lý được để lại bởi chư Thần, xã hội chúng ta mới có thể sống trong hòa bình, hài hòa và phồn vinh.

Tham khảo: Sách Ngô Dung: Những nghiên cứu của Lỗ Ban (Triều Đại Minh)